Quy trình giết mổ gia cầm

Quy trình giết mổ gia cầm là giai đoạn khi gà vịt chúng đã đạt đến kích thước và trọng lượng phù hợp sẽ được đưa đến nhà máy chế biến. Để hiểu hơn về quy trình giết mổ gia cầm công nghiệp nói chung và giết mổ gà nói riêng, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi để hiểu rõ quy giết mổ vịt hoặc gà hiện đại trong chăn nuôi.

Quy trình giết mổ gia cầm là giai đoạn khi gà, vịt đã đạt đến kích thước và trọng lượng phù hợp sẽ được đưa đến nhà máy chế biến. Để hiểu hơn về quy trình giết mổ gia cầm công nghiệp nói chung và giết mổ gà nói riêng, mời bạn đọc theo dõi bài viết  sau đây của chúng tôi để hiểu rõ quy trình giết mổ vịt hoặc gà hiện đại trong chăn nuôi.
Đọc thêm bài viết : https://namphuthai.vn/kho-lanh/

Dây chuyền giết mổ gia cầm được giám sát trước khi ra thị trường tiêu thụ

I. Quy trình nhà máy chế biến thịt gia cầm gà, vịt

Dây chuyền chế biến thịt gia cầm tự động với công nhân và máy băng tải sản xuất, phân loại đóng gói sản phẩm thịt gia cầm

1. Lựa chọn nguyên liệu gà, vịt

Gà, vịt thu mua về phải có giấy chứng nhận của thú y về nguồn gốc xuất xứ, tình trạng sức khỏe đủ điều kiện giết mổ. Gia cầm khi đưa về cần được nghỉ ngơi ít nhất trước 2h.
Tìm hiểu thêm bài viết : http://namphuthai.com.vn/kinh-nghiem-xay-dung-nha-may-che-bien-thit-bo-moi-nhat-2022/

Vận chuyển gia cầm về tập kết tại nhà máy giết mổ

2. Gây mê

Trong vài giây, gà trở nên bình tĩnh do “thanh chà xát”, tạo cảm giác thoải mái trên ngực gà. Điều này kết hợp cùng với ánh sáng yếu sẽ giúp gà bình tĩnh trở lại sau quãng đường di chuyển trên xe.
Một số phương pháp làm choáng gà bằng điện, bằng khí quyển có kiểm sóat (CAS) cho gà thịt

Hình ảnh minh họa gây mê gà làm choáng gà

3. Giết mổ gia cầm

Thông thường, những con gà đã bất tỉnh sẽ được dao cắt ở cổ để lấy tiết ra. Nhưng nếu lưỡi dao bị trượt khỏi cổ gà vì bất kỳ lý do gì sẽ được sự hỗ trợ của những người thợ để làm chết. Việc bảo trì thiết bị đúng cách và hệ thống “con người” dự phòng này là chìa khóa để có một quy trình giết mổ vịt hoặc gà nhanh chóng và đảm bảo.

Hình ảnh minh họa giết mổ gia cầm

4. Nhúng nước nóng gà, vịt

Một bể chứa nước được gia nhiệt lên một mức nhất định khoảng 70 độ C. Và giá treo đưa gia cầm đi từ cao xuống thấp, sao cho ngập toàn bộ gia cầm, để làm mềm phần lông, chuẩn bị kỹ lưỡng cho bước kế tiếp.

5. Vặt lông gà, vịt

 Việc loại bỏ lông được thực hiện bởi một máy gọi là “máy nhặt”, bao gồm hàng trăm “ngón tay” bằng cao su nhỏ xoay xung quanh để loại bỏ lông. Máy đánh lông dạng đĩa, gắn liền với các cao su dẻo, đạt tiêu chuẩn làm sạch lông gà.

6. Tuốt da chân & móc diều

Phần diều gà được cắt dưới cổ và phía trên phần ức , khâu này là được thực ở giai đoạn này rất hợp lý. Vì đây là nơi chứa thức ăn của gà nên có rất nhiều vi khuẩn, phần này được lấy sạch để vi sinh vật không nhiễm vào thịt)

7. Móc lòng gà, vịt

Trước khi móc lòng công nhân rạch dưới bụng gà 1đường khoảng 6-7cm từ hậu môn xuống. Lòng được lấy ra phải đảm bảo còn nguyên vẹn không bị vỡ và sót lại tránh sự vấy nhiễm vi sinh vật từ bộ phận tiêu hóa của gà

8. Rửa, làm sạch gia cầm

Hệ thống máy rửa treo trên dàn treo (tại đây gà được phun nước rửa sạch, nhất là phần bụng.
Bồn rửa gà và hạ thấp thân nhiệt (gà được rửa sạch toàn toàn trong bồn)

Hệ thống máy rửa treo gà trên dàn

9. Hạ nhiệt, sát khuẩn

Bồn khử trùng và làm lạnh (gà rơi xuống bồn thông qua bẩy hạ gà tự động). Trong bồn này, gà được đảo đều và chuyển sang máy làm ráo thông qua hệ thống trục vít cánh xoắn trong bồn và máng trượt. Máy làm ráo gà dạng trống quay li tâm

10. Đóng gói phân loại

Sau khi được làm ráo hoàn toàn gà được chuyển sang các khay chứa để chuyển vào kho mát hoặc đi giao thịt nóng.
Đối với gà được chuyển vào kho mát 0 – 4°C trong thời gian từ 16 – 24h để đảm bảo quy trình chín sinh hóa.
Sau đó gà được chuyển qua phòng pha lóc, nhiệt độ tâm thịt phải được duy trì <=7°C. Nhiệt độ trong phòng pha lóc và đóng gói luôn được duy trì <=12°C.

Tiêu chuẩn bảo quản thịt gà, vịt

Đối với sản phẩm thịt mát theo TCVN: Thịt thành phẩm được tiếp tục đưa vào kho mát để đảm bảo tâm thịt luôn đạt từ 2°C.
Sau đó mới tiến hành đi giao (từ quá lưu trữ, vận chuyển và đến tay người tiêu dùng, nhiệt độ thịt mát phải duy trì được từ 0 – 4°C

Đối với sản phẩm thịt đông lạnh theo TCVN: Thịt thành phẩm được đưa vào phòng cấp đông sâu hơn với nhiệt độ -45°C trung bình khoảng từ 6-8 giờ. (Tùy từng bộ phận mà có thời gian cấp đông khác nhau).
Sau đó thịt được đưa vào phòng bảo quản nhiệt độ -22°C (từ lưu trữ, vận chuyển và đến tay người tiêu dùng, nhiệt độ thịt đông lạnh phải duy trì được từ -18 đến -22°C)

Hình ảnh minh họa gà được bảo quản trong kho lạnh

Trên đây là những thông tin chi tiết về quy trình giết mổ gia cầm Nam Phú Thái muốn chia sẻ đến khách hàng.
Hy vọng rằng, những thông tin trên sẽ giúp ích cho Quý khách hàng và đừng quên tham khảo thêm thông tin mới nhất tại đây.

Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp xin vui lòng liên hệ theo hotline sau để được hỗ trợ sớm nhất:

  • Liên hệ: 081 8888 000
  • Email: info@namphuthai.vn

VP Hà Nội: Số 15 – 17 LK2 – KĐT Bemes (CT6A XaLa) – Kiến Hưng – Hà Đông – Hà Nội.

VP HCM: Số 32 – Đường Số 23 – KDC Bình Chiểu – Bình Chiểu – Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh.

VP Đà Nẵng: Số 379B Tôn Đức Thắng, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.

VP Lào: Hom 18, Nakhuay Tai, Muong Saysettha, Nakhonluang, Vieng Chan, Lao.

Leave a Comment

All in one
Scroll to Top