Kho lạnh xuất hiện nhiều tại Thái Bình

kho lạnh nông nghiệp Liên Sơn

Chị Phạm Thị Thu Hoà, đại biểu Quốc hội, Phó GĐ Trung tâm Khảo nghiệm và khuyến nông Thái Bình; đồng thời là chuyên gia đầu ngành về khoai tây của tỉnh, nói với chúng tôi con đường hơn 10 năm SX khoai tây của nông dân Thái Bình chia sẻ về việc kho lạnh ngày càng phổ biến tại Thái Bình.

Trước đây, nông dân trong tỉnh SX khoai tây bằng các giống địa phương, năng suất, chất lượng thấp, phương pháp bảo quản giống thủ công nên hư hỏng nhiều, dẫn đến giá thành giống cao và người dân phải chịu ô nhiễm môi trường, khi bảo quản giống bằng giàn thủ công trong nhà. Thực tế này đặt cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh nghiên cứu, đưa hàng chục giống khoai tây nhập nội, để tìm ra bộ giống phù hợp với địa phương, đó là giống Diamond của Hà Lan có năng suất cao, ổn định, chất lượng thơm ngon, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và chế biến.

Khi triển khai mô hình này, nông dân nhiều nơi trong tỉnh thích trồng khoai tây Hà Lan XK, nhưng không mở rộng được diện tích, vì giá giống quá đắt (giá nguyên chủng nhập từ 11-12.000đ/kg), trồng 2-3 vụ lại phải thay giống, nếu để giống theo phương pháp thủ công bằng giàn trong nhà thì tỷ lệ hao hụt rất cao, từ 40-60%. Thế là trong cái khó ló cái khôn, kho lạnh bảo quản giống khoai tây đầu tiên của tỉnh ra đời…

Nam-Phu-Thai

Đưa chúng tôi đi thăm hệ thống kho lạnh bảo quản khoai tây trong tỉnh, chị Hoà vui vẻ cho biết, qua 10 năm xây dựng từ kho lạnh đầu tiên, khẳng định được ưu thế ứng dụng trong nông nghiệp, được nông dân chấp nhận, biết đến nay Thái Bình đã có 34 kho lạnh, trở thành tỉnh có nhiều kho lạnh nhất miền Bắc. Ứng dụng kho lạnh bảo quản khoai tây, tỷ lệ hao hụt ở mức thấp nhất (6-10%) giảm nấm bệnh, tránh được ô nhiễm môi trường, tăng năng suất 15-20%, giá thành giảm 50% (nông dân mua giống 6.000đ/kg, còn tự nhân giống thuê gửi kho lạnh thì giá thành chỉ còn 3.000-3.500đ/kg). Từ Kho lạnh gắn với vùng SX hàng hoá đã tạo nên một chu trình khép kín từ bảo quản giống, SX thương phẩm đến tiêu thụ. Khó nhất là vấn đề tiêu thụ, khuyến nông Thái Bình lại đi đầu trong lĩnh vực này.cherry-1

Khuyến nông bây giờ không chỉ đơn thuần chuyển giao TBKT mà còn biết tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Cách làm này, được Khuyến nông Thái Bình liên kết với nông dân HTX Thống Nhất xã An Khê SX vụ đầu tiên năm 1999, trên diện tích 4,7 ha, vụ này sản phẩm khoai tây Hà Lan của HTX đã được XK 200 tấn. Hiện nay An Khê có 2 Kho lạnh công suất 70 tấn giống, đủ đáp ứng giống cho HTX mở rộng diện tích lên 55ha với toàn bộ giống khoai tây Hà Lan SX hàng hoá. Theo ban chủ nhiệm HTX, 2 kho lạnh này trừ chi phí mỗi năm còn lãi 67 triệu đồng, hiện nay toàn bộ lượng khoai tây để giống của nông dân trong xã được gửi tại kho lạnh của HTX.Nam-Phu-Thai1

Đó là cách tính đơn giản của địa phương, còn theo cách tính của Trung tâm khuyến nông Thái Bình, thì mỗi kho lạnh công suất 30 tấn, sau khi trừ hết chi phí còn lãi 40 triệu/năm. Nếu tính hiệu quả khép kín từ bảo quản ra SX và tiêu thụ thì lãi rất cao từ 125-150 triệu đồng/một kho, tính ra trong tổng số 34 kho lạnh hiện nay mang lại hiệu quả kinh tế hàng tỷ đồng/năm.

Nhiều địa phương trong tỉnh đã xây dựng hệ thống kho lạnh, khép kín SX từ bảo quản giống, SX thương phẩm và tiêu thụ sản phẩm, đưa diện tích khoai tây hàng hoá trong toàn tỉnh lên gần 1.000ha, diện tích này năng suất tăng 20-30% so với trồng giống khoai tây cũ (tăng 4-5 tấn/ha). Với mô hình khuyến nông giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm từ 200 tấn khoai tây Hà Lan đủ tiêu chuẩn XK năm 1999 đến nay, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình đã có trên 200 hợp đồng tiêu thụ 1.000 tấn sản phẩm với các HTX và nông dân đem lại lợi nhuận hơn 4,4 tỷ đồng.

Leave a Comment

All in one
Scroll to Top