NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH

Hệ thống lạnh công nghiệp gồm các thiết bị có tác dụng giảm nhiệt độ xuống mức thấp để làm mát, làm lạnh cho các khu vực có diện tích lớn. Hệ thống này được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng như kho làm mát bảo quản, kho lạnh, hệ thống giải nhiệt Chiller, hệ thống điều hòa không khí,…

Các thiết bị cơ bản không thể thiếu trong hệ thống gồm có dàn lạnh, dàn nóng, máy nén và thiết bị điều khiển. Tùy vào nhu cầu sử dụng, mà hệ thống sẽ phải cần đến những loại thiết bị hỗ trợ khác. Cùng tìm hiểu ngay nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh kho lạnh trong bài viết này cùng Nam Phú Thái nhé!

Nguyên lý hoạt động hệ thống lạnh kho lạnh

Nguyên lý hệ thống lạnh

Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh thường được sử dụng tại các kho lạnh để bảo quản thực phẩm, đồ uống trong kho lạnh ở các xí nghiệp chế biến thủy hải sản.

Cấu tạo của hệ thống lạnh gồm các bộ phận:

  • Máy nén lạnh
  • Bình ngưng
  • Dàn lạnh
  • Bình tách lỏng
  • Tháp giải nhiệt
  • Bơm giải nhiệt
  • Kho lạnh

Đặc điểm nổi trội của sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh 1 cấp nén hay NH3… bình ngưng được thiết kế kiêm luôn chức năng của bình chứa cao áp. Đối với loại bình ngưng này, những đường ống dẫn trao đổi biệt được bố trí ở phần trên của bình. Với kết cấu của bình này, việc sử dụng bình chứa đơn giản, gọn nhẹ và được cắt giảm với mức chi phí tối thiểu. Dẫu vậy, nhiệt độ lỏng ở bên trong bình thường cao hơn so với hệ thống có bình chứa riêng.

sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh nh3 1 cấp nén

Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh

Trong máy nén nếu bị quá nhiệt, các chất được hút vào bình tách dầu, rồi được lọc lại và đưa trở lại thiết bị nhờ nguyên tắc chênh lệch mức áp suất. Hơi môi chất được đưa đến thiết bị ngưng tụ, rồi được giải nhiệt bình ngưng tụ thành lỏng thông qua sự trao đổi nhiệt của tháp giải nhiệt. Khi đó, nguồn nước được vào làm mát trong bình ngưng và tiếp tục đưa lượng nước đó trở lại. Lúc này, hệ thống tháp giải nhiệt làm mát nước.

Thêm nữa, môi chất được giải nhiệt và tạo thành dạng lỏng. Nó sẽ được đưa vào bên trong bình chứa cao áp, rồi di chuyển qua phin lọc để làm sạch các loại cặn bẩn và hơi trong môi chất. Sau đó, để làm tăng độ lạnh, nước sẽ được đưa tới bình hồi nhiệt.

Sau khi đã được hồi nhiệt, môi chất lỏng tiếp tục di chuyển đến bộ phận xen lỏng, rồi hình thành hai đường dẫn vào dàn lạnh. Nhờ vào bộ phận van tiết lưu mà khí gas lỏng được làm giảm nhiệt độ và mức áp suất ở bên trong dàn lạnh. Van tiết lưu nhiệt sẽ điều chỉnh được lưu lượng lỏng, nhờ vào bộ phận bầu cảm biến.

Sau đó, hơi lỏng sẽ tiếp tục di chuyển về bình hồi nhiệt, thực hiện việc tách lỏng môi chất. Máy nén sẽ hút hơi lỏng về, thực hiện một quy trình như trên cho đến khi kết thúc và được lặp đi lặp lại cho tới khi kho lạnh đạt được mức nhiệt như mong muốn.

>> Xem thêm: Kho lạnh bảo quản nông sản, rau củ quả: Cấu tạo, chức năng, Nguyên lý hoạt động và báo giá mới nhất 2023 

Nguyên lý vận hành của hệ thống lạnh

Từ sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh công nghiệp, qua đó, người ta đã áp dụng vào thiết bị cụ thể và tạo ra sơ đồ nguyên lý hệ thống kho lạnh, chiller, máy lạnh nén hơi…. Từ môi trường lạnh sẽ được tạo ra thông qua 2 cách phổ biến nhất đó là:

  • Cách 1: Sử dụng phương pháp chuyển pha để làm lạnh: khi pha được chuyển từ bên này sang bên kia, vật chất sẽ hấp thu được một lượng nhiệt. Điều đó gọi là nhiệt chuyển pha. Từ hiệu ứng này, người ta đã sáng chế ra máy lạnh được sử dụng phổ biến hiện nay. Từ đó, khí ga lỏng hóa hơi, ở bên trong dàn lạnh sẽ hút được mức nhiệt của môi trường tiếp xúc.
  • Cách 2: Dòng khí cao áp đột ngột bị hạ áp suất: để thực hiện được quy trình đó, các đơn vị có thể dùng van hoặc máy dãn nở đều được. Nếu như sử dụng thiết bị dãn nở thì công được lợi dụng để bù vào năng lượng. Nếu sử dụng van thì quá trình tiết lưu sẽ được thực hiện nhằm làm giảm áp suất một cách đột ngột. Khi đó, dòng khí sẽ không sinh thêm công. Sau khi thiết bị đã hạ được áp suất thì nguồn không khí sẽ trở nên lạnh hơn.

Hướng dẫn vận hành và Bảo dưỡng Hệ thống lạnh

1, Bộ điều khiển nhiệt độ.

Giao diện màn hình bộ điều khiển STC 8080A:

  • Kiểm tra các giá trị cài đặt:

+ Nhấn nút ▲ để hiển thị giá trị nhiệt độ giới hạn trên.

+ Nhấn nút ▼ để hiển thị giá trị nhiệt độ giới hạn dưới.

+ Nhấn nút “Set” để hiện thị chu kỳ xả băng.

+ Nhấn nút “Rst” để hiện thị thời gian xả đá.

  • Thay đổi các giá trị cài đặt:

+ Nhấn và giữ nút “Set” trong 3s để vào Menu, trong Menu này sẽ có 6 mục từ F1 đến F6. Nhấn các nút ▼ hoặc ▲ để đi chuyển đến các mục này.

Tên mục Chức năng Đơn vị Mặc định
F1 Giới hạn nhiệt độ trên °C -10
F2 Giới hạn nhiệt độ dưới °C -20
F3 Độ hiệu chuẩn °C 0
F4 Chu kỳ xả đá giờ 8
F5 Thời gian xả đá phút 20
F6 Nhiệt độ cảnh báo °C 20

+ Di chuyển đến mục cần thay đổi giá trị, nhấn và giữ nút “ Set” giá trị của mục đó sẽ hiển thị trên màn hình, nhấn nút ▲ hoặc ▼ để thay đổi giá trị cài đặt

(chú ý: luôn nhấn và giữ nút “ Set” khi thay đổi giá trị).

Ví dụ: muốn điều chỉnh F1 lên 2 độ ta thao tác như sau:

+ Giữ nút ‘set’ ≥ 3 giây trên màn hình sẽ hiển thị ‘F1’ lúc này đã vào chế độ cài đặt thông số của bộ điều khiển.

+ Nhấn ‘set’ để bắt đầu điều chỉnh thông số trong F1

+ Nhấn giữ phím ‘set’ + phím ‘▲ hoặc ▼’ để điều chỉnh nhiệt độ tăng or giảm

+ Để cài nhiệt độ tăng lên 2°C ta giữ phím ‘set’ và nhấn phím ▲ khi nào lên 2°C thì dừng lại và nhấm phím ‘Rst’ để lưu cài đặt or chờ 30s hệ thống sẽ tự lưu thiết lập, quá trình cài đặt hoàn thành.

Cài đặt các thông số còn lại ta làm tương tự như trên.

Chú ý: Kho chạy nhiệt độ từ 15 oC đến 18 oC thì sẽ không cần chức năng xả đá, giá trị F5 sẽ cài bằng 0.

Tủ điện thông minh 4.0
2, Vận hành hệ thống lạnh

2.1. Chuẩn bị chạy máy

  • Bước 1:
  • Kiểm tra điện áp của lưới điện thông qua vôn kế. Nếu điện áp sai số ±10% định mức thì không nên chạy máy vì dễ gây sự cố.
  • Kiểm tra các pha điện đối với mô tơ sử dụng điện áp ba pha, cấm chạy máy khi điện mất pha vì rất nguy hiểm.
  • Bước 2: Kiểm tra tủ điều khiển điện để xác định tình trạng các thiết bị, khí cụ điện như bóng đèn, đồng hồ, công tắc để biết trạng thái hiện tại của thiết bị.
  • Các thiết bị đang hoạt động hay ngừng hoạt động
  • Các thông số của thiết bị( giờ chạy máy, nhiệt độ phòng,…)
  • Trạng thái của thiết bị tự động có hoạt động hay không.
  • Bước 3: Kiểm tra mức dầu bôi trơn của máy nén có trong cacte qua kính hiển thị mức dầu. Nếu mức dầu ở mức 3/4 kính xem dầu thì máy nén đủ dầu, nếu dưới 3/4 kính xem dầu thì phải bổ sung dầu cho máy nén trước khi khởi động máy.
  • Bước 4: Kiểm tra tình trạng của các van trên đường ống đến các thiết bị. Đóng, mở các van có liên quan trong quá trình chạy máy. Phải chắc chắn các van chặn nén đã mở mới được khởi động máy nén.

2.2. Khởi động máy

Tủ điện được thiết kế ở chế độ chạy hoàn toàn tự động, trình tự khởi động máy đã được người thiết kế cài đặt và mặc định sẵn. Chế độ này có ưu thế hạn chế những sai sót của người vận hành, độ chính xác cao.

  • Các bước vận hành tự đông AUTO
  • Bật aptomat tổng của tủ điện động lực, điều khiển và của tất cả các thiết bị trong hệ thống mà t cần chạy.
  • Bật các công tắc chạy các thiết bị sang chế độ AUTO
  • Nhấn nút START cho hệ thống hoạt động. Khi đó các thiết bị sẽ hoạt động theo một trình tự nhất định.
  • Từ từ mở van chặn hút của máy nén. Nếu mở nhanh có thể gây ngập lỏng, mặt khác khi mở quá lớn dòng điện động cơ cao sẽ gây ra trường hợp quá dòng cho máy , không tốt.
  • Lắng nghe tiếng kêu của máy, nếu có tiếng kêu bất thường kèm sương bám nhiều ở đầu hút thì dừng máy ngay.
  • Theo dõi dòng điện máy nén, dòng điện không được quá lớn so với quy định.
  • Nếu dòng điện quá lớn thì đóng bớt van chặn hút or giảm tải bằng tay. Trong các tủ điện giai đoạn đầu ở mạch chạy sao, hệ thống luôn được giảm tải, nhưng giai đoạn này rất ngắn.
  • Quan sát tình trạng bám tuyết trên thân máy nén. Tuyết không được bám trên thân máy quá nhiều, nếu tuyết bám quá nhiều thì đóng bớt van chặn hút lại và tiếp tục theo dõi.
  • Kiểm tra áp suất hệ thống:

Áp suất ngưng tụ thông thường: Pk ≤ 16 kg/cm2

Áp suất hút trong khoảng: Ph = (2,5 ÷ 3) kg/cm2

  • Ghi lại toàn bộ các thông số hoạt động của hệ thống, có thể cứ 1h ghi lại 1 lần, các thông số cần ghi chép bao gồm: Áp suất hút, áp suất đẩy, áp suất dầu, nhiệt độ gas hút, nhiệt độ đẩy, nhiệt độ dầu, dòng chạy ổn định của máy,…

2.3. Dừng máy nén

Ø  Dừng máy bình thường

– Tắt tất cả các công tắc cấp dịch cho dàn lạnh.

– Khi áp suất hút thấp hơn áp suất bay hơi thì nhấn nút STOP để dừng máy hoặc đợi cho rơ le áp suất thấp LP tác động dừng máy.

– Ngắt aptomat của các thiết bị.

– Đóng cửa tủ điện.

Ø  Dừng máy sự cố

Khi sự cố khẩn cấp cần tiến hành ngay lập tức.

– Nhấn nút STOP để dừng máy.

– Tắt aptomat tổng của tủ điện.

– Nhanh chóng tìm hiểu và khắc phục sự cố.

Cần chú ý:

– Các sự cố  áp suất xảy ra, sau khi xử lý xong muốn phục hồi để chạy lại cần nhấn nút RESET trên tủ điện.

Ø  Dừng máy lâu ngày

Để dừng máy lâu dài cần tiến hành hút nhiều lần để hút kiệt môi chất trong dàn lạnh và đưa về bình chứa cao áp.

Sau khi đã tiến hành dừng máy, tắt aptomat nguồn và khóa tủ điện.

Tham khảo thêm các thông tin bổ ích trên trang namphuthai.vn nhé!

Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp xin vui lòng liên hệ theo hotline sau để được hỗ trợ sớm nhất:

  • Liên hệ: 0934477786
  • Email: info@namphuthai.vn

🏠 Add Ha Noi: Số 15-17 LK2- KĐT Bemes (CT6A XaLa) – Kiến Hưng- Hà Đông- Hà Nội

🏠 Add HCM: Số 32 Đường Số 23, KP 2, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

All in one
Scroll to Top