Kết cấu, thi công nền kho lạnh

Bên cạnh phần vỏ, nền kho lạnh cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo nên một không gian kín, cách nhiệt, đồng thời đảm bảo chịu được tải trọng của cấu trúc bên trên của kho. Tìm hiểu thêm kết cấu, thi công nền kho lạnh ở bài viết dưới đây.

Yêu cầu nền kho lạnh

  • Phần nền được thi công bằng phằng.
  • Độ nghiêng của mặt nền không vượt quá mức tiêu chuẩn
  • Nền phải được kiểm tra và xử lý kỹ để tránh hiện tượng lún, lở đất ở bên dưới.
  • Nền kho giúp phần kho bên trên tránh được tính trạng ngập, trũng nước
  • Liên kết tốt với panel tường kho để tạo lớp cách nhiệt hoàn chỉnh.

maxresdefault

Cấu tạo, thi công nền kho lạnh

Kết cấu cách nhiệt nền kho lạnh bao gồm

Ống tản nhiệt:

  • Ổng tản nhiệt, dẫn nhiệt được đặt cách nhau khoảng 1000mm, đường ống đi theo đường zic zac. Hai đầu ống đưa lên khỏi mặt nền để gió bên ngoài có thể ra vào ống tạo đường thông gió ch khu vực kho lạnh. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng sản phẩm được bảo quản bị đóng băng hoặc đóng băng, tuyết trên nền kho, tường kho.
  • Hệ thống đường ống bên dưới nền bê tông phải được nghiên cứu, thiết kế để bố trí lắp đặt hợp lý đảm bảo mặt nền được bằng phẳng và hạn chế tối đa tình trạng đóng đá
  • Vật liệu sử dụng cho các loại ống chủ yếu là PVC.

Gối gỗ:

  • Các lớp gối gỗ có kích thước tương ứng được bố trí xem kẽ các lớp cách nhiệt để đỡ lớp bê tông và tải trọng của kho tránh làm hỏng lớp cách nhiệt.
  • Gối gỗ được làm từ loại gỗ tốt, chống mối mọt và mục do ẩm. Gối gỗ được đặt cố định nên rất khó có thể thay thế trong trường hợp bị mối mọt hay mục.
  • Khoảng cách giữa các khối gỗ là 1000 – 1500 mm.

Các lớp cách nhiệt:

  • Lớp cách nhiệt được sắp thêm các lớp giấy dầu chống thấm bố trí hai lớp
  • Các đầu ghép mí được dán kín để đảm bảo khả năng cách nhiệt cho lớp vật liệu.
  • Loại vật liệu cách nhiệt đảm bảo chất lượng được ưa chuộng nhất hiện nay là styrofor hoặc polyrurethan dày 200 mm.
  • Để tránh nước bên trong hoặc ngoài kho có thể chảy xuống lớp cách nhiệt nền theo các tấm panel tường, sát chân panel tường phóa trong và ngoài, lớp nền được xây cao khoảng 100mm.

cau tao nen ko

Kiểm tra nền kho lạnh

– Kiểm tra lại tải trọng sàn so sánh với tải trọng trong  thiết kế

– Kiểm tra lại hồ sơ thiết kế để đảm bảo các yếu tố môi trường xung quanh đặc biệt là nền đất có vấn đề nào khác có thể gây ảnh hưởng đến kết cấu nền kho hay không.

– Kiểm tra thực tế bằng cách khoan lấy lõi bê tông để lấy mẫu đánh giá. Đặc biệt lưu ý phần vị trí các cột, các móng. Vị trí cần được gia cố cố định trong quá trình thi công để tránh bị nứt. Sau khi lắp đặt thì tải trọng kho bên trên có thể khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn, vì vậy, cần kiểm tra lại kết cấu xem có các vấn đề nào khác xảy ra với nền hay không.

Xử lý nền kho tránh bị nứt

Để tránh tình trạng nền kho bị nứt, có thể bổ sung thêm thép vào cấu tạo tại các vị trí xung yếu như chân cột. Thêm lớp đá hoặc lớp cát đệm và hai lớp nylon để hoàn thiện.

Thiết kế, thi công, lắp đặt kho lạnh tại Nam Phú Thái

Nam Phú Thái là công ty chuyên thiết kế, thi công và lắp đặt kho lạnh với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực. Các sản phẩm kho lạnh được Nam Phú Thái cung cấp đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật từ nền, vỏ kho và hệ thống máy móc làm lạnh.

Leave a Comment

All in one
Scroll to Top