Water chiller nuôi cá và nuôi tôm trong công nghiệp

Water chiller nuôi cá và nuôi tôm trong công nghiệp

Hệ thống Water chiller nuôi cá và nuôi tôm công nghiệp

A. Giới thiệu Chiiler nuôi tôm công nghiệp:
  • Một trong những mô hình và dự án ứng dụng trong nuôi tôm công nghiệp là một dự án mới. Nếu thành công trong mô hình này nó sẻ mở ra một bước ngoặt trong ngành thủy sản Việt Nam.
  • Nước để dùng nuôi Tôm phải có nhiệt độ ổn định (trước đây người ta giử nhiệt nước ổn định chỉ cho nuôi tôm giống). Nhưng đã có nhiều dự án nghiên cứu mới về hình thức nuôi tôm công nghiệp được khởi động.
  •  Để đáp ứng nhu cầu này, người ta dùng máy làm lạnh nước biển water chiller để nuôi cá.Và hơn hết là mô hình nuôi tôm công nghiệp để đáp ứng cho nhu cầu càng tăng của con người.
  • Chúng ta điều biết rằng nước biển để nuôi cá có độ ăn mòn cao với vật liệu mà nó tiếp xúc. Bởi vậy vật liệu dùng cho nó cũng đặt biệt không kém .

Xem thêm : Bảo trì Chiller

B. Tính toán Chiller cho một mô hình nuôi tôm điển hình: 
  – Mình xin giới thiệu một bài toán hạ nhiệt độ từ hồ nuôi tôm 3000 khối (diện tích 40x50x1.5 = 3000 mét khối, 32 xuống 27`C Nha Trang – Khánh Hòa), chạy trong 4 giờ và duy trì nhiệt độ cho quá trình tổn thất. Quá trình tính toán như sau:

1. Theo công thức tính nhiệt :

a. Chênh lệnh cơ bản 5 độ chạy trong 1 giờ:

Q lạnh = 3,93 x (32-27) x 3000 x 1025/3600 = 16784,375 Kw lạnh.

Với Cp=3,93 nhiệt dung nước biển, Khối lượng riêng nước biển là 1025 kg

b. Chênh lệnh cơ bản 5 độ chạy trong 4 giờ:

Q lạnh = 16784,375/4 = 4196,09375 Kw lạnh

Hiệu suất chạy chiller nước biển thường thấp khoảng 80% (với chiller Taiwan)

c. Tính công suất lạnh chiller: 

=> Q lạnh =4196,09375 x 100/80 = 5245,1171875 Kw lạnh

và lấy hệ số dự trử chiller 10% => Qlạnhchiller = 5769,62890625 Kw lạnh.

Vậy cũng giống như trên thì anh dùng 1 trong 2 máy: ưu tiên máy chiller nước nếu đặt gần nước biển.

-> chiller giải nhiệt nước 330 tons x 5 cụm (Mỗi cụm 1124.2 Kw lạnh dùng tấm PHE chạy nước biển).

d. Mô hình chiller nuôi tôm dùng tấm PHE:


 — Bơm nước muối từ hồ nuôi tôm qua tấm PHE:

  – Theo tính toán thế này: Hồ 3000 Khối. Sẻ sử dụng hệ thống bơm trong 4 giờ.

  – 3000/4 = 750 khối cho hệ thống bơm nước.

  – Chọn bơm nước lạnh từ hồ dẩn nước muối qua tấm PHE như sau: chọn 5 bơm 20 hp, 3 pha 380V 50hz  cột áp 15 mét, lưu lượng 150 m3/h.

  — Bơm nước lạnh từ chiller qua tấm PHE:
  – Chọn bơm cho bơm nước lạnh thường từ chiller vào tấm PHE để trao đổi nhiệt giữa nước lạnh và nước muối từ hồ nuôi tôm như sau. Chọn 3 bơm 30hp (3 pha 380V 50hz) cột áp 15 mét, lưu lượng 250 m3/h). Sẻ hút nước từ bồn 20 khối bơm tuần hoàn bơm qua tấm PHE vào chiller.

   — Chọn Tháp giải nhiệt (chiller giải nhiệt nước): có 2 phương án:

Một là chọn 5 tháp giải nhiệt cho 5 cụm chiller (tốt nhất về giá thành, chi phí lắp đặt) => Mỗi tháp tương đương 400 RT.

=> chọn Bơm 25 hp (3 pha 380V 50hz) cột áp 15 mét, lưu lượng 234.6 m3/h)

Hai là chọn 1 tháp giải nhiệt cho 5 cụm chiller. => Hoặc chọn 1 tháp 400 x 5 = 2000 RT.

   — Chọn tấm PHE (plate heat exchanger) : bằng Inox không ảnh hưởng bởi chất lượng nước biển ảnh hưởng đến nuôi tôm, loại trao đổi nhiệt giữa nước thường và nước biển, nếu là PHE SONDEX thì loại Semi-welded.

e. Công suất điện tiêu thụ: 

  – Lượng điện tiêu thụ trong 4 giờ đầu tiên chạy 4 chiller là: 240×5 = 1200 Kw điện. Sau đó theo tính toán để duy trì nhiệt độ thì chỉ có 3 chiller chạy liên tục và đáp ứng duy trì lạnh. Tức là lượng điện tiêu thụ trong một ngày đêm bao gồm như sau:

9 giờ đầu buổi sáng 3×240 = 720 Kw điện, 

còn lại 15 giờ ban đêm thì máy chỉ tiêu thụ khoảng 1 chiller chạy liên tục là 15×9 = 135 Kw điện.

Như vậy trong những ngày tiếp theo lượng điện tiêu thụ cho chiller là 855 Kw điện trong một ngày.

Leave a Comment

All in one
Scroll to Top