Những sản phẩm dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nhiệt độ môi trường bên ngoài. Kho lạnh tốt hay không tốt ảnh hưởng nhiều bởi các chi tiết khác nhau. Lần này, tôi sẽ cung cấp cho mọi người thông tin về kết cấu nền kho lanh.
Đối với kho lạnh cấp đông được kết cấu cách nhiệt nền có những đặc điểm sau:
– 100 đặt cách nhau khoảng 1000mm, đi zích zắc, hai đầu ống đưa lên khỏi nền để gió bên ngoài có thể vào ra ống, nhằm thông gió trong khu vực kho lạnh, tránh các sản phẩm được lưu trữ bị đóng băng hoặc đóng băng trên nền nhà, trên tường,…. Để tránh nền không được bằng phẳng, do hiện tượng đông đá phía dưới nền, ngay dưới lớp bê tông dưới cùng đã được nghiên cứu bố trí, lắp đặt hợp lý các ống thông gió thường làm bằng chất liệu PVC.
– Để đỡ lớp bê tông, tải trọng dàn lạnh và xe hàng phía trên tránh đè dẹp lớp cách nhiệt, người ta bố trí xen kẽ trong lớp cách nhiệt các gối gỗ với kích thước tương ứng, được cân đo đong đếm phù hợp. Gối gỗ được làm từ loại gỗ tốt chống mối mọt và mục do ẩm, bởi đặt cố định trong phòng kho lạnh. Khoảng cách hợp lý của các gối gỗ là 1000 đến 1500mm. Bên cạnh đó, phía trên và dưới lớp cách nhiệt còn được bố trí, sắp đặt các lớp giấy dầu chống thấm bố trí 2 lớp, các đầu ghép mí được dán kín tránh ẩm thâm nhập làm mất tính chất cách nhiệt lớp vật liệu. Thông thường vật liệu cách nhiệt nền được ưa chuộng sử dụng là styrofor hoặc polyurethan dày 200mm. Để tránh nước bên trong và ngoài kho có thể chảy xuống các lớp cách nhiệt nền theo các tấm panel tường, sát chân panel tường, phía trong và phía ngoài người ta xây cao một khoảng 100mm hạn chế nước từ dàn lạnh thoát ra ngoài gây những hậu quả khó lường trước về người và tài sản.
Nhưng trước tiên, để một kho lạnh có nền chất lượng, thời gian sử dụng lâu, thì phải đảm bảo từ khi xây dựng và sau khi xây xong. Khi có sự cố không may xảy ra, cần thiết phải rà soát lại ngay từ khi bắt đầu xây để xác định lỗi ở đâu, do ai?
– Kiểm tra lại tải trọng sàn xem có phù hợp với lúc thiết kế hay không?
– Kiểm tra lại hồ sơ thiết kế (Nhất là khảo sát địa chất) xem có ổn không?
– Nếu hai điều trên không có gì sai sót, bất ổn thì nên kiểm tra thực tế nền bằng cách khoan lấy lõi bê tông để đánh giá. Thường thì tại các vị trí cột, các móng hay bị xoay, nếu vị trí đó không được gia cố trong quá trình thì công thì rất hay bị nứt. Lúc đó cộng thêm tải trọng đưa vào sử dụng
+ chênh lệch nhiệt độ (theo tôi thì nhiệt độ chênh có lẽ chỉ là vấn đề phụ trợ thêm thôi chứ không phải là nguyên nhân chính) sẽ làm trầm trọng thêm vết nứt. Để tránh hiện tượng bị nứt nên có thép cấu tạo tại các vị trí xung yếu như: chân cột (chúng tôi thường cấu tạo dầm tại vị trí này để tránh bị xé ). Thêm lớp đá hoặc lớp cát đệm + 2 lớp nylon.
Trên đây là những thông tin cần thiết về thiết kế nền kho lạnh xây dựng và bảo quản nhằm tạo ra một sản phẩm chất lượng, có hiệu quả sử dụng cao cũng như tuổi thọ lâu dài, góp phần hạn chế chi phí và nâng cao chất lượng kinh doanh.