3 phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch tươi lâu

3 phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch tươi lâu

Bảo quản nông sản sau thu hoạch là bước quan trọng giúp giữ được độ tươi ngon và hàm lượng dinh dưỡng bên trong của rau củ. Tuy nhiên nếu bạn không áp dụng đúng cách, nông sản rất dễ bị dập nát, hư hỏng và giảm thiểu chất lượng. Qua bài viết sau đây, Nam Phú Thái sẽ giới thiệu 3 phương pháp bảo quản hiệu quả và dễ thực hiện.

Các điều kiện môi trường có thể ảnh hưởng đến nông sản

Trong quá trình bảo quản nông sản, môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, thời hạn sử dụng và giá trị thương phẩm của sản phẩm. Nếu không được kiểm soát đúng cách, nông sản dễ bị hư hỏng, mất màu, giảm hương vị hoặc nhiễm vi sinh vật.

Ba điều kiện then chốt cần được kiểm soát chặt chẽ chính là:

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp sẽ làm giảm quá trình hô hấp của nông sản.
  • Độ ẩm: Độ ẩm phù hợp sẽ giúp nông sản tránh bị nấm mốc hoặc vi khuẩn phát triển.
  • Không khí: Khi bảo quản nông sản sau thu hoạch cần chú ý không khí ở 3 cấp độ: đại khí hậu (môi trường nơi chúng ta xây dựng kho bảo quản), tiểu khí hậu (môi trường trong kho bảo quản) và vi khí hậu (môi trường không khí len giữa sản phẩm nông sản).

Bên cạnh đó, các yếu tố khác như ánh sáng trực tiếp, bụi bẩn, côn trùng và vi sinh vật cũng góp phần làm giảm chất lượng và giá trị sản phẩm.

Các kỹ thuật bảo quản nông sản sau thu hoạch giúp kéo dài thời gian sử dụng

Dựa vào đặc điểm sinh lý của từng loại nông sản và điều kiện môi trường bảo quản, người ta phân chia ba kỹ thuật bảo quản chính là:

1. Bảo quản bằng nhiệt độ thấp (làm lạnh/kho lạnh)

Phương pháp bảo quản bằng nhiệt độ thấp sử dụng môi trường lạnh để làm chậm quá trình hô hấp nông sản. Cách này phù hợp với các loại rau củ có hàm lượng nước cao và dễ bị hư hỏng trong điều kiện thường như rau xanh, trái cây tươi, củ quả mọng nước,…

Nội dung liên quan:  Công Nghệ Sấy Lạnh Trái Cây Là Gì? Các Ứng Dụng Thực Tế
Bảo quản nông sản sau thu hoặc bằng nhiệt độ thấp

Hai cách bảo quản nông sản sau thu hoạch bằng nhiệt độ thấp phổ biến là:

  • Làm lạnh tự nhiên: Tận dụng nhiệt độ môi trường ở những vùng có khí hậu lạnh hoặc ôn đới để bảo quản nông sản. Cách này tiết kiệm chi phí, tuy nhiên chỉ phù hợp với một số khu vực có khí hậu phù hợp.
  • Kho lạnh: Đây là giải pháp phổ biến và hiệu quả cao trong bảo quản nông sản ở quy mô lớn. Nhiệt độ tại các kho lạnh thường dao động từ -10°C đến -30°C, thậm chí thấp hơn tùy theo loại sản phẩm.

Khi sử dụng phương pháp bảo quản lạnh, bạn cần chú ý kiểm soát nhiệt độ chính xác theo từng loại nông sản. Để biết thêm chi tiết bạn có thể tham khảo bảng hướng dẫn của Nam Phú Thái phía dưới.

2. Bảo quản thông thoáng tự nhiên

Đây là phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch dựa vào sự lưu thông không khí tự nhiên để duy trì môi trường khô ráo, thoáng mát. Cách này phù hợp với các loại rau củ quả ít nước như: thóc, đỗ, lạc, chuối xanh, khoai khô, sắn khô,… vì những loại nông sản này có độ ẩm thấp, ít bị hư hỏng trong điều kiện thường và không yêu cầu môi trường bảo quản khắt khe.

Bảo quản thông thoáng tự nhiên giúp hạn chế được tình trạng nấm mốc của rau củ

Tuy nhiên, phương pháp bảo quản thông thoáng tự nhiên phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường như thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm không khí. Do đó, bạn cần theo dõi sát tình hình thời tiết và thiết kế kho có hệ thống cửa thông gió hợp lý, nền cao, chống ẩm và thoát nước tốt để hạn chế rủi ro nông sản bị mốc hoặc giảm chất lượng.

Hướng dẫn thông gió tự nhiên trong kho bảo quản nông sản:

  1. Theo dõi điều kiện thời tiết: Chỉ thông gió khi trời khô ráo, không mưa hoặc sương mù, tránh đưa độ ẩm cao vào kho.
  2. Kiểm tra nhiệt độ ngoài trời: Đảm bảo nhiệt độ vừa phải, tránh quá cao hoặc quá thấp, lý tưởng trong khoảng 10°C đến 25°C.
  3. Lựa chọn thời điểm thông gió: Nên thông gió khi nhiệt độ và độ ẩm ổn định, lý tưởng là từ 8–9 giờ sáng và 17–18 giờ chiều.
  4. Mở cửa kho: Bắt đầu mở cửa theo hướng gió thổi vào, tiếp theo mở cửa hai bên kho, và cuối cùng mở cửa thoát khí.

3. Bảo quản kín

Bảo quản kín là phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch thường được dùng trong môi trường thiếu oxy hoặc không có không khí. Mục tiêu chính là ngăn chặn quá trình oxy hóa, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và côn trùng.

Nội dung liên quan:  Tổng hợp các loại máy chế biến nông sản trong sản xuất

Cách này phù hợp với các loại nông sản khô hoặc đã qua sơ chế như: đậu, lạc, hạt điều, khoai tây hoặc trái cây khô,… Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng cho số lượng ít và thời gian bảo quản ngắn vì môi trường kín nếu không kiểm soát tốt nhiệt độ, độ ẩm sẽ dễ dẫn đến hiện tượng lên men hoặc ẩm mốc.

Bảo quản kín giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn

Trên thị trường hiện nay có hai cách phổ biến để bảo quản kín:

  • Sử dụng gói hút ẩm: Đây là cách thông dụng, nhanh chóng và tiết kiệm. Trong các gói hút ẩm thường chứa than hoạt tính, sắt hoặc Zeolite. Đây là các chất có khả năng hấp thụ mạnh oxy, đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc.
  • Hút chân không: Đây là cách hiện đại hơn, giúp loại bỏ hoàn toàn không khí trong bao bì, từ đó tạo môi trường chân không xung quanh sản phẩm. Với cách này nông sản ít bị khô héo, biến chất hay nhiễm khuẩn.

Những lưu ý quan trọng khi bảo quản nông sản

Mỗi loại nông sản sẽ phù hợp với phương pháp bảo quản khác nhau. Dưới đây là một số kinh nghiệm quan trọng giúp nâng cao hiệu quả bảo quản và kéo dài thời gian sử dụng:.

1. Phân loại và sơ chế kỹ trước khi lưu trữ

Việc phân loại nông sản sau thu hoạch giúp loại bỏ những sản phẩm bị dập nát, sâu bệnh hoặc kém chất lượng, từ đó giảm nguy cơ lây lan vi khuẩn trong quá trình bảo quản và kéo dài độ tươi của nông sản. Ngoài ra, tùy từng loại nông sản mà có thể cần thêm bước sơ chế như rửa sạch, để ráo nước hoặc hong khô nhằm loại bỏ bụi bẩn và hạn chế ẩm mốc khi lưu trữ lâu dài.

Phân loại và sơ chế kỹ trước khi lưu trữ

2. Chọn phương pháp phù hợp với từng loại nông sản

Mỗi loại nông sản có đặc điểm sinh lý, hóa học và độ ẩm khác nhau. Áp dụng sai cách bảo quản nông sản sau thu hoạch có thể khiến nông sản mất giá trị dinh dưỡng và hư hỏng nhanh chóng. Dưới đây là một số gợi ý lựa chọn phương pháp phù hợp:

  • Rau ăn lá: bảo quản lạnh từ 5 đến 10 độ C, độ ẩm cao.
  • Củ quả: để nơi thoáng mát, khô ráo, không cần lạnh sâu.
  • Trái cây tươi: cần làm lạnh nhanh, có thể dùng khí quyển điều chỉnh.
  • Hạt khô: bảo quản kín, khô, tránh nơi có độ ẩm cao.
  • Nông sản sơ chế: đóng gói kỹ, tránh ánh sáng, có thể lưu kho lạnh nếu bảo quản dài.
Nội dung liên quan:  Các phương pháp thu hoạch nông sản phổ biến nhất hiện nay

3. Giám sát nhiệt độ và độ ẩm trong suốt quá trình bảo quản

Nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố quyết định đến chất lượng bảo quản nông sản sau thu hoạch. Hãy theo dõi thường xuyên bằng thiết bị chuyên dụng giúp kịp thời phát hiện sai lệch, từ đó điều chỉnh để duy trì môi trường ổn định và kéo dài thời gian bảo quản.

Giám sát nhiệt độ và độ ẩm trong suốt quá trình bảo quản

4. Đảm bảo vệ sinh kho chứa và thiết bị bảo quản định kỳ

Kho lưu trữ và thiết bị bảo quản nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ trở thành nguồn gây nhiễm chéo, ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ lô hàng. Cần làm sạch định kỳ trước, trong và sau mỗi chu kỳ bảo quản (thường là mỗi 2–4 tuần tùy loại nông sản) để hạn chế nấm mốc, sâu bọ và mùi hôi tích tụ. Đồng thời cần kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị lạnh, cảm biến, quạt gió để đảm bảo hệ thống vận hành ổn định và hiệu quả.

Bảng nhiệt độ bảo quản nông sản sau thu hoạch

Dưới đây là bảng nhiệt độ bảo quản cùng phương pháp bảo quản của một số loại rau củ quả phổ biến:

Loại nông sản Phương pháp bảo quản Nhiệt độ bảo quản Thời gian bảo quản
Rau ăn lá (xà lách, cải) Làm lạnh trong kho mát 0 – 4°C 5 – 7 ngày
Cà chua chín Kho thông thoáng tự nhiên 10 – 13°C 7 – 10 ngày
Khoai tây Kho kín, thoáng khí 7 – 10°C 2 – 3 tháng
Chuối xanh Kho thông thoáng tự nhiên 13 – 15°C 1 – 2 tuần
Táo Làm lạnh trong kho mát 0 – 2°C 2 – 3 tháng
Nho Làm lạnh trong kho mát 0 – 1°C 2 – 4 tuần
Dưa hấu Kho thông thoáng tự nhiên 10 – 15°C 2 – 3 tuần
Bắp cải Làm lạnh trong kho mát 0 – 2°C 1 – 2 tháng
Ớt khô Bảo quản kín, nơi khô ráo 10 – 15°C 6 – 12 tháng
Lúa, gạo Silo hoặc bao kín 15 – 25°C 6 – 12 tháng

Bài viết trên đã chia sẻ các phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch cùng những lưu ý quan trọng giúp nâng cao hiệu quả lưu trữ. Hy vọng bạn đã tìm được giải pháp phù hợp với mô hình sản xuất của mình.

Và nếu bạn đang cần thi công kho lạnh bảo quản nông sản chất lượng, vận hành ổn định và giá thành hợp lý, Nam Phú Thái là lựa chọn đáng tin cậy. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá chi tiết!

Để lại một bình luận
All in one
Lên đầu trang
Scroll to Top