Hiện nay, nhu cầu về các thiết bị phục vụ cho quá trình chế biến nông sản ngày càng trở nên cần thiết và phổ biến. Tuy nhiên để chọn lựa được một dây chuyền hoàn chỉnh cho quá trình sản xuất các sản phẩm từ nông nghiệp thì không phải là một việc đơn giản.
Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu các thiết bị cần thiết cho quá trình chế biến nông sản được hoàn chỉnh.
Một dây chuyền chế biến nông sản bao gồm các thiết bị như sau:
Máy sục rửa – Máy phân loại – Máy cắt gọt – Máy sấy – Máy đóng gói – Kho lạnh bảo quản
Trong đó mỗi thiết bị đều có công suất hoạt động khác nhau nhằm phù hợp với nhu cầu thực tế cũng như quy mô của doanh nghiệp..
Máy sục rửa
Đây là thiết bị khá cần thiết cho quá trình sơ chế ban đầu. Với công suất trung bình 1-2 tấn/h giúp rửa nhanh các loại nông sản cũng như giảm bớt tối đa được sự hư hại trong quá trình rửa. Mỗi loại máy sục rửa đều có cơ chế và chức năng phù hợp với từng loại nông sản như máy sục rửa cho các loại củ, máy sục rửa cho rau lá, máy sục rửa cho các loại quả…
Có thể nói nhờ vào thiết bị này, người kinh doanh sẽ chủ động hơn trong quá trình sản xuất cũng như chế biến nông sản.
Máy phân loại
Thiết bị này góp phần cũng không nhỏ cho quá trình chế biến nông sản. Với chức năng chính là phân loại các loại nông sản theo kích thước và trọng lượng từ đó giúp phân loại chính xác các loại nông sản theo từng yêu cầu sản xuất. Cũng như máy sục rửa thì máy phân loại cũng sử dụng nhiều cho các loại củ, quả và có công suất khác nhau tùy vào mô hình sản xuất.
Máy cắt gọt
Máy được thiết kế với nhiều loại cắt khác nhau như hình con trì, hình lát tròn, hình sợi… Mỗi hình dáng cắt sẽ phù hợp với từng yêu cầu cũng như loại nông sản. Thiết bị này rất tiện lợi cho người nông dân trong quá trình chế biến nông sản.
Máy sấy
Máy sấy hiện nay rất phổ biến và được ứng dụng nhiều trong chế biến nông sản. Với nhiều loại hình sấy: sấy nóng, sấy lạnh, sấy thăng hoa…trong đó mỗi loại hình sấy đều đều đưa ra sản phẩm có hương vị khác nhau.
Máy đóng gói chân không
Sau khi chế biến, sấy thì sản phẩm nên được đưa vào đóng gói chân không nhằm giảm sự xâm nhập vi khuẩn từ bên ngoài và tăng thời gian bảo quản cho sản phẩm đồng thời giữ được chất lượng sản phẩm.
Kho lạnh bảo quản
Kho lạnh bảo quản là loại hình sản phẩm được bảo quản trong điều kiện lạnh (một dạng bảo quản sạch) nhằm chống sự phát triển, xâm nhập của vi khuẩn từ đó giúp sản phẩm tăng tuổi thọ, chống ẩm mốc…
Có hai chế độ bảo quản trong kho lạnh: bảo quản kho mát và kho đông trong đó mỗi loại hình kho sẽ phù hợp với yêu cầu và quy chuẩn bảo quản của các loại nông sản.