Các bước cần làm trước khi vận hành hệ thống lạnh Phần 2

Các bước cần làm trước khi vận hành hệ thống lạnh Phần 2 3

Phần 2: thử kín hệ thống, thử máy chạy không tải

Tiếp nối phần 1 các bước cần làm trước khi vận hành hệ thống lạnh, trong nội dung lần này, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa đến cho bạn các bước còn lại trong khâu kiểm tra trước khi vận hành hệ thống.

Thử kín hệ thống khi đặt máy

Thử kín hệ thống chỉ được tiến hành sau khi công việc lắp đặt hệ thống lạnh và các đường dây, đường ống hỗ trợ khác. Riêng với hệ thống freon cần sử dụng khí trơ để thử. Nghiêm cấm sử dụng khí oxy trong tất cả các trường hợp.

Đóng tất cả các van của hệ thống lạnh. Chuẩn bị hai đồng hồ áp suất có chia vạch lớn hơn từ 1.5 đến 2 lần áp suất thử, không sử dụng đồng hồ áp suất lắp ráp sẵn trong hệ thống. Đồng hồ áp suất nên có van chặn để kiểm tra áp suất.

Việc sử dụng máy nén lạnh để nén khí thử không được khuyến khích trong mọi trường hợp. Có thể sử dụng một máy nén khí để thử khí cho hệ thống amoniac, phải sử dụng gas nitrogen cao áp thử cho hệ thống freon. Nếu hệ thống sử dụng NH3 thì không được dùng CO2 để thử vì có thể tạo phản ửng hóa học. Nếu hệ thống dùng gas freon thì sử dụng nitrogen cao áp hay gas CO2. Sử dụng không khí bình thường dễ gây nghẹt ẩm do trong không khí chứa một lượng hơi nước.

Dùng gas nitrogen cao áp để thử không được bắt trực tiếp từ bình gas mà cần bắt một van giảm áp giữa bình và máy nén.

Máy nén nếu được thử bằng không khí sẽ dễ gây ra hiện tượng cháy nổ máy vì không khí được nén bằng máy nén tăng nhiệt độ nhanh và có thể vượt điểm dẫn lửa của dầu máy lạnh trong khi chúng ta không kiểm soát được vấn đề đó. Điểm dẫn lửa của dầu máy không thống nhất giữa các loại, thông thường nhiệt độ này nằm trong khoảng 180-200°C. Như vậy chỉ cần nén không khí ngoài trời 16°C với áp suất 10 kg/cm2 thì nhiệt độ sẽ lên đến 260°C vượt quá nhiệt độ giới hạn gây cháy nổ.

Chú ý kiểm tra trước khi vận hành hệ thống lạnh

Điểm dẫn lửa chính xác chưa được xác định ở mức áp suất nào nhưng ở áp suất nén 20 kg/cm2 thì dễ gây ra nhiệt độ cao gây bốc cháy tự nhiên cho đường ống.

Phải đóng các van dùng cho đường ống các rơle OP. LD, DP. Nếu các van này bị hở, ống bể và cần phục hồi của công tắc dễ bị hỏng

Trong quá trình thử, nếu nhiệt độ tăng một cách quá nhanh và bất thường thì cần ngừng lại, đợi chở máy nguội rồi bắt đầu lại công việc. Tiếp tục lặp lại quá trình này đến khi đạt tơi mức áp suất thử.

Khi áp suất đạt đến mức quy định, dùng dung dịch xà phòng để kiểm tra. Nếu không thấy có lỗ rò rỉ, giữ nguyên tình trạng đó và quan sát trong 24h. Áp suất cao áp nên được giữ ở 16kg/cm2 và thấp áp 10kg/cm2. Khi đánh giá nên xem xét cả yếu tổ tác động từ nhiệt độ phòng chứa thiết bị.

Khi có mạch tự động của ở đường dẫn dịch thì mở sẵn mạch không tự động hoặc mở van điện tử bằng tay.

Sau khi thử khí hoàn tất, mở van xả cao áp để xả bụi rác trong ống ra bên ngoài. Trong trường hợp là hệ thống freon thì chân không đồng thời phải xả hơi nước.

Tiếp theo, cho hút chân không thấp hơn 700mmHg để thử chân không hệ thống. Đóng van để 24h và theo dõi. Hệ thống đạt tiêu chuẩn khi áp suất ít hơn 5mmHg.

Riêng với hệ thống sử dụng F22, trong điều kiện nhiệt độ 135-140°C, thành phần hơi nước trên 100 ppm sẽ bị thủy phân tạo nên hai chất là Hydroie acid và Hydrochloric acid làm giảm chất lượng dầu máy và ăn mòn thiết bị.

Kiểm tra rò rỉ môi chất lạnh

  • NH3
  • Nạp một lượng nhỏ amoniac để áp suất tăng Áp lên khoảng 5-6 kg/cm2
  • Đốt lưu huỳnh và đưa lại gần ống sẽ thấy một luồng khói trăng bốc ra
  • Thử bằng giấy thử pH, giấy chuyển đỏ chứng tỏ khí NH3 bị rò rỉ.
  • Có thể sử dụng phương pháp này để kiểm tra vị trí NH3 bị rò rỉ trong đường ống.
  • Freon
  • Nạp một lượng freon để thử, nếu lượng môi chất không đủ thì quá trình thử có thể không đem lại hiệu quả. Với máy nén dưới 30 tấn lạnh nên sử dụng 1kg khí, với máy nén 30 tấn lạnh dùng 1.5 – 2 kg.
  • Tiến hành nạp cho tới khi áp suất lên bằng gas CO2 hay nitrogen, dùng đèn có kiểm tra, chỗ rò khí lửa chuyển mày xanh
  • Ở vị trí đường ống tập trung có thể dùng dung dịch như nước xà phòng để kiểm tra chỗ rò.
  • Kiểm tra lại bình chứa, bình ngưng. Mở các van xả nước, van xả khí tạp
  • Xả gas hỗn hợp đi qua van xả khí tạp để máy quay trở lại trạng thái chân không

Các bước cần làm trước khi vận hành hệ thống lạnh Phần 2 3

Thử cho máy chạy không tải

Khi tiến hành thử cho máy chạy không tải, van chặn xả được đóng lại, van xả khí tạp được dùng làm lỗ xả không khí hay được dùng làm lỗ hút.

  • Với các máy đã sử dụng một thời gian, kiểm tra lại lượng dầu và bổ sung nếu cần thiết. Nếu là máy nén mới thì có thể không cần thực hiện kiểm tra mà tiến hành thử luôn.
  • Kiểm tra lại hướng quay của máy nén và mô tơ. Cho máy chạy nhấp để kiểm tra áp suất dầu lên
  • Điều chỉnh áp suất phù hợp và theo dõi sự biến đổi nhiệt độ
  • Cắt mạnh điện ở công tắc bảo vệ áp suất thấp LP trong quá trình thử
  • Điều chỉnh các thiết bị giảm tải về vị trí không tải
  • Chạy rà trước đẻ xem xét các thiết bị, đặc biệt là ở các hệ thống lạnh được sử dụng lâu năm
  • Đổ dầu vào cacte, xylanh và ổ trục trước khi chạy thử
  • Trong quá trình chạy thử theo dõi tình trạng dầu. Tiến hành kiểm tra lại nếu dầu tạo thành lượng bọt lớn và lượng dầu quá nhiều trừ trường hợp có nguyên nhân từ thay xylanh và piston. Sử dụng giấy thử màu trắng để dễ quan sát hiện tượng.

Leave a Comment

All in one
Scroll to Top