Nhiều người luôn lầm tưởng thực phẩm sau khi qua công đoạn sấy khô thì đã mất hết chất dinh dưỡng, nhưng thực chất thực phẩm khô có giá trị dinh dưỡng không thua gì thực phẩm tươi, ngoài ra còn mang lại nhiều tiện dụng cho người nội trợ. Tuy nhiên, khi thực phẩm khô không được bảo quản đúng cách sẽ khiến nấm mốc xuất hiện, gây nhiều nguy hại đến sức khỏe con người, đặc biệt là bệnh ung thư gan.
Giá trị dinh dưỡng
Sau khi qua giai đoạn làm khô thực phẩm mất đi một số loại vitamin như vitamin A, D, E,… nhưng trong các loại hải sản như cá, mực, tôm khi làm khô thì lại có lượng đường, đạm, chất béo không thay đổi, thậm chí còn dồi dào và cô đặc hơn do nước bị bốc hơi.
Đối với trái cây khô thì lượng chất dinh dưỡng còn nhiều hơn trái cây tươi. Các loại vitamin trong quá trình làm khô có thể bị mất đi nhưng bù lại là canxi, natri, sắt và magie lại được bảo toàn. Vậy nên, trái cây tươi cũng chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng.
Bảo quản thực phẩm khô
Thực phẩm khô cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tùy từng loại thực phẩm mà cân nhắc có phương pháp bảo quản hợp lý. Thường người ta dùng phương pháp bảo quản lạnh để giữ thực phẩm khô lâu bị mốc, dù là phơi hay sấy. Bằng cách này, sản phẩm vẫn ngon và giữ được mùi vị đặc trưng trong vài tháng. Nếu thực phẩm đã bị nấm, mốc thì nên bỏ, không tiếp tục dùng vì trong thực phẩm mốc có chứa vi nấm có thể gây ung thư gan.
Đặc biệt, đối với những thực phẩm hải sản khô, sau khi mua về nên phơi lại 2-3 nắng cho thật khô. Nếu không ăn ngay mà cần bảo quản thì nên để vào lọ thủy tinh có nắp đậy hoặc gói kín bởi 2-3 lớp giấy báo, sau đó quấn bên ngoài một lượt ni-lông để ngăn mùi lan sang các loại thực phẩm khác rồi đặt lên ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ tốt nhất là -18⁰ C.
Cách bảo quản một số loại thực phẩm khô đúng cách
Hải sản khô
Hải sản khô sau khi mua về nên phơi lại 2-3 tiếng cho thật khô. Nếu bạn không ăn ngay mà cần bảo quản thì hãy cho vào lọ thủy tinh hoặc gói kín bằng giấy 2-3 lớp, quấn bên ngoài lớp ni lông để ngăn mùi sang các loại thực phẩm khác và nhiệt độ phù hợp bảo quản loại thực phẩm này là -18 độ C. Yên tâm rằng nhiệt độ này sẽ không làm hải sản đông cứng, bởi những thực phẩm khô chứa rất ít nước trong nó. Thậm chí thực phẩm khô sẽ trở nên ngon, dẻo hơn khi để ở nhiệt độ đông. Tuy nhiên, bạn chỉ nên bảo quản thực phẩm khô trong từ 3-4 tuần, sau đó đem ra phơi lại rồi cho vào bảo quản lạnh tiếp.
Nấm khô
Với những thực phẩm như nấm hương, muốn giữ nấm vẫn thơm và không bị mốc, bạn hãy cho nấm vào hộp nhựa hoặc túi giấy và để ở nơi nhiệt độ thấp.
Bánh mì
Bánh mì và các thực phẩm làm bằng tinh bột không nên bảo quản lạnh. Nguyên nhân là bột khi để vào tủ lạnh thì bột sẽ bị “sống”.
Phô mai
Cắt lát phô mai đủ dùng và cắt xuyên qua lớp giấy bóng bên ngoài. Lấy phô mai ra và dùng phần giấy bóng để bọc ngoài phần đầu miếng phô mai chưa dùng. Chỉ nên bảo quản phô mai ở nhiệt độ mát, không nên bảo quản ở nhiệt độ đông sẽ gây ảnh hưởng đến vị của phô mai. Khi cất phô mai, bạn nên gói chúng trong giấy nến – không nên dùng màng bọc thực phẩm để bọc chặt. Phô mai cần được “thở” – việc gói phô mai không quá chặt giúp chúng tiếp tục có được thêm hương vị hấp dẫn hơn.
Gạo và ngũ cốc
Gạo sau khi xay, xát có đặc tính khô, không chịu nước. Vì vậy, để bảo quản gạo không bị mốc, mất chất dinh dưỡng thì nên đựng trong lọ bằng thủy tinh có nắp kín hoặc nắp bằng kim loại. Có thể dùng những loại hộp dự trữ thực phẩm chuyên dụng được thiết kế đặc biệt với chiếc vòng cao su xung quanh nắp nhằm đảm bảo độ kín hơi. Để có thể kéo dài thêm “hạn sử dụng” của gạo và ngũ cốc đến vài tháng, có thể bảo quản ở nhiệt độ lạnh. Tuy nhiên, không nên để lương thực có số lượng lớn lâu quá một năm.
Gừng
Dùng một lớp giấy bạc bọc kín củ gừng hoặc gói chúng trong một chiếc khăn rồi cho vào túi nhựa kín và giữ lạnh ở ngăn mát. Bằng cách này, gừng có thể tươi trong khoảng ba tháng.
Tùy từng loại thực paharm mà có cách bảo quản hợp lý và hiệu quả nhất.
Bảo quản thực phẩm khô bằng kho lạnh
Bảo quản thực phẩm khô bằng kho lạnh hiện đang được ứng dụng rộng rãi với nhiều đặt tính tiện dụng cũng như tính hiệu quả cao.
– Nhiệt độ bảo quản thích hợp với sản phẩm.
– Lắp đặt diện tích phù hợp với số lượng và mặt bằng.
– Bảo quản được số lượng lớn hàng hóa.
– Kho kín, tránh côn trùng xâm nhập.
– Bảo quản sản phẩm trong thời gian dài mà đảm bảo chất lượng.
– Dễ xếp hàng cũng như tháp gỡ và dễ vệ sinh.
– Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp so với các phương pháp thông thường.