THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG LẠNH P2

hệ thống lạnh 25

Xác định số lượng môi chất cần nạp

Để nạp môi chất trước hết cần xác định lượng môi chất cần thiết nạp vào hệ thống. Việc nạp môi chất quá nhiều hay quá ít đều ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả của hệ thống.

– Nếu nạp môi chất quá ít : Môi chất không đủ cho hoạt động bình thường của hệ thống dẫn đến dàn lạnh không đủ môi chất, năng suất lạnh hệ thống giảm, chế độ làm lạnh không đạt (thời gian kéo dài, nhiệt độ không đạt..). Mặt khác, nếu thiếu môi chất lưu lượng tiết lưu giảm do đó độ quá nhiệt tăng làm cho nhiệt độ đầu đẩy tăng lên.

– Nếu nạp môi chất quá nhiều: bình chứa không chứa hết dẫn đến một lượng lỏng sẽ nằm ở thiết bị ngưng tụ, làm giảm diện tích trao đổi nhiệt, áp suất ngưng tụ tăng, máy có thể bị quá tải.

Có nhiều phương pháp xác định lượng môi chất cần nạp. Tuy nhiên trên thực tế cách xác định hợp lý và chính xác nhất là xác định lượng môi chất trên từng thiết bị khi hệ thống đang hoạt động. Ở mỗi một thiết bị môi chất thường tồn tại ở 2 trạng thái : Phía trên là hơi, ở dưới là lỏng, rỏ ràng khối lượng môi chất ở trạng thái lỏng mới đáng kể còn khối lượng môi chất ở trạng thái hơi không lớn, nên chỉ cần xác định lượng lỏng ở thiết bị khi hệ thống đang hoạt động ở chế độ nhiệt bình thường. Sau đó có thể nhân thêm 1015% khi tính đến môi chất ở trạng thái hơi.

dung-moi-lanh

Theo kinh nghiệm số lượng phần trăm chứa môi chất lỏng trong các thiết bị cụ thể như sau :

– Bình chứa cao áp : 20%

– Bình trung gian nằm ngang : 90%

– Bình trung gian kiểu đứng : 60%

– Bình tách dầu : 0%

– Bình tách lỏng : 20%

– Dàn lạnh làm việc theo chế độ ngập lỏng : 80  100%

– Dàn lạnh cấp dịch theo kiểu tiết lưu trực tiếp : 30%

– Thiết bị ngưng tụ : 10%

– Bình chứa hạ áp : 60%

– Đường cấp dịch : 100%

– Bình giữ mức lỏng : 60%

Khối lượng môi chất ở trạng thái lỏng trên toàn hệ thống :

G1 = Σai.Vi.pi (11-3)

ai – Số lượng phần trăm không gian chứa lỏng ở từng thiết bị, %

Vi – Dung tích của thiết bị thứ i, m3

pi – Khối lượng riêng của môi chất lỏng ở trạng thái của thiết bị thứ i, kg/m3

Khối lượng môi chất của hệ thống nhiều hơn lượng môi chất G1 do còn một lượng môi chất ở trạng thái hơi ở các thiết bị, lượng này chiếm 10  15% lượng lỏng. Vì thế lượng môi chất cần nạp là :

G = G1. k (11-4)

k – Hệ số dự phòng tính tới lượng môi chất ở trạng thái hơi ở các thiết bị.

Nạp môi chất cho hệ thống lạnh

Có 02 phương pháp nạp môi chất : Nạp theo đường hút và nạp theo đường cấp dịch

Nạp môi chất theo đường hút

Nạp môi chất theo đường hút thường áp dụng cho hệ thống máy lạnh nhỏ. Phương pháp này có đặc điểm :

– Nạp ở trạng thái hơi, số lượng nạp ít, thời gian nạp lâu.

– Chỉ áp dụng cho máy công suất nhỏ.

– Việc nạp môi chất thực hiện khi hệ thống đang hoạt động.

Các thao tác :

– Nối bình môi chất vào đầu hút máy nén qua bộ đồng hồ áp suất

– Dùng môi chất đuổi hết không khí trong ống nối

– Mở từ từ van nối để môi chất đi theo đường ống hút và hệ thống.

Sơ đồ nạp môi chất dạng hơi theo đường hút

Theo dỏi lượng băng bám trên thân máy, kiểm tra dòng điện của máy nén và áp suất đầu hút không quá 3 kG/cm2. Nếu áp suất hút lớn thì có thể quá dòng

Khi nạp môi chất chú ý không được để cho lỏng bị hút về máy nén gây ra hiện tượng ngập lỏng rất nguy hiểm. Vì thế đầu hút chỉ được nối vào phía trên của bình, tức là chỉ hút hơi về máy nén, không được dốc ngược hoặc nghiêng bình trong khi nạp và tốt nhất bình môi chất nên đặt thấp hơn máy nén.

Trong quá trình nạp có thể theo dỏi lượng môi chất nạp bằng cách đặt bình môi chất trên cân đĩa.

Nạp môi chất theo đường cấp dịch

Việc nạp môi chất theo đường cấp dịch được thực hiện cho các hệ thống lớn. Phương pháp này có các đặc điểm sau :

– Nạp dưới dạng lỏng, số lượng nạp nhiều, thời gian nạp nhanh

– Sử dụng cho hệ thống lớn.

Trên hình 11-9 là sơ đồ nạp môi chất theo đường cấp dịch, được sử dụng rất phổ biến trên thực tế.

a)- Bình môi chất; b- Bộ đồng hồ nạp môi chất; c- Bình chứa; d- Bộ lọc ẩm
Sơ đồ nạp môi chất dạng lỏng theo đường cấp dịch

– Bình thường các van (1), (2) và (3) mở, các van (4) và (5) đóng, môi chất được cấp đến dàn bay hơi từ bình chứa cao áp.

– Khi cần nạp môi chất, đóng van (1) và (4), môi chất từ bình môi chất đi theo van (5), (2) vào bộ lọc, ra van (3) đến thiết bị bay hơi.

– Khi thay thế, sửa chữa hoặc bảo dưỡng bộ lọc, hệ thống vẫn hoạt động được, đóng các van (2), (3) và (5) môi chất từ bình chứa qua van (1) và van (4) đến dàn bay hơi.

Trong trường hợp này vẫn có thể nạp thêm môi chất bằng cách đóng các van (1), (2) và (3), mở các van (4) và (5). Môi chất từ bình nạp đi qua van (5) và (4) vào hệ thống.

VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH

Chuẩn bị vận hành

– Kiểm tra điện áp nguồn không được sai lệch định mức 5% :

360V < U < 400V

– Kiểm tra bên ngoài máy nén và các thiết bị chuyển động xem có vật gì gây trở ngại sự làm việc bình thường của thiết bị không.

– Kiểm tra số lượng và chất lượng dầu trong máy nén. Mức dầu thường phải chiếm 2/3 mắt kính quan sát. Mức dầu quá lớn và quá bé đều không tốt.

– Kiểm tra mức nước trong các bể chứa nước, trong tháp giải nhiệt, trong bể dàn ngưng đồng thời kiểm tra chất lượng nước xem có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật không. Nếu không đảm bảo thì phải bỏ để bố sung nước mới, sạch hơn.

– Kiểm tra các thiết bị đo lường, điều khiển và bảo vệ hệ thống

– Kiểm tra hệ thống điện trong tủ điện, đảm bảo trong tình trạng hoạt động tốt.

– Kiểm tra tình trạng đóng mở của các van :

+ Các van thường đóng : van xả đáy các bình, van nạp môi chất, van by-pass, van xả khí không ngưng, van thu hồi dầu hoặc xả bỏ dầu, van đấu hoà các hệ thống, van xả air. Riêng van chặn đường hút khi dừng máy thường phải đóng và khi khởi động thì mở từ từ.

+ Tất cả các van còn lại đều ở trạng thái mở. Đặc biệt lưu ý van đầu đẩy máy nén, van chặn của các thiết bị đo lường và bảo vệ phải luôn luôn mở.

+ Các van điều chỉnh : Van tiết lưu tự động, rơ le nhiệt, rơ le áp suất vv… Chỉ có người có trách nhiệm mới được mở và điều chỉnh.

Vận hành

Tuỳ thuộc vào từng hệ thống cụ thể mà qui trình vận hành có khác nhau. Tuy nhiên trong hầu hết các hệ thống lạnh được thiết kế thường có 02 chế độ vận hành : Chế độ vận hành tự động (AUTO) và chế độ vận hành bằng tay (MANUAL).

– Chế độ tự động: Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động, trình tự khởi động đã được người thiết kế định sẵn. Chế độ này có ưu điểm hạn chế những sai sót của người vận hành. Tuy nhiên ở chế độ tự động các thiết bị ảnh hưởng, khống chế qua lại với nhau nên không thể tuỳ tiện thay đổi được.

– Chế độ bằng tay: Người vận hành cho chạy độc lập các thiết bị . Khi chạy ở chế độ này, đòi hỏi người vận hành phải có kinh nghiệm. Chế độ chạy bằng tay chỉ nên sử dụng khi cần kiểm tra hiệu chỉnh các thiết bị hoặc khi cần chạy một thiết bị riêng lẻ nào đó mà thôi.

Các bước vận hành tự động AUTO

– Bật Aptomat tổng của tủ điện động lực, aptomat của tất cả các thiết bị của hệ thống cần chạy.

– Bật các công tắc chạy các thiết bị sang vị trí AUTO

– Nhất nút START cho hệ thống hoạt động. Khi đó các thiết bị sẽ hoạt động theo một trình tự nhất định.

– Từ từ mở van chặn hút của máy nén. Nếu mở nhanh có thể gây ra ngập lỏng, mặt khác khi mở quá lớn dòng điện mô tơ cao sẽ quá dòng, không tốt.

– Lắng nghe tiếng nổ của máy, nếu có tiếng gỏ bất thường, kèm sương bám nhiều ở đầu hút thì dừng máy ngay.

– Theo dỏi dòng điện máy nén. Dòng điện không được lớn quá so với qui định. Nếu dòng điện lớn quá thì đóng van chặn hút lại hoặc thực hiện giảm tải bằng tay. Trong các tủ điện, giai đoạn dầu ở mạch chạy sao, hệ thống luôn luôn được giảm tải, nhưng giai đoạn này thường rất ngắn.

– Quan sát tình trạng bám tuyết trên carte máy nén. Tuyết không được bám lên phần thân máy quá nhiều. Nếu lớn quá thì đóng van chặn hút lại và tiếp tục theo dỏi.

– Tiếp tục mở van chặn hút cho đến khi mở hoàn toàn nhưng dòng điện máy nén không lớn quá quy định, tuyết bám trên thân máy không nhiều thì quá trình khởi động đã xong.

– Bật công tắc cấp dịch cho dàn lạnh, bình trung gian và bình chứa hạ áp (nếu có)

– Kiểm tra áp suất hệ thống:

+ Áp suất ngưng tụ

NH3 : Pk < 16,5 kG/cm2 (tk < 40oC)

R22 : Pk < 16 kG/cm2

R12 : Pk < 12 kG/cm2

+ Áp suất dầu

Pd = Ph + (23) kG/cm2

– Ghi lại toàn bộ các thông số hoạt động của hệ thống. Cứ 30 phút ghi 01 lần. Các số liệu bao gồm : Điện áp nguồn, dòng điện các thiết bị, nhiệt độ đầu đẩy, đầu hút và nhiệt độ ở tất cả các thiết bị, buồng lạnh, áp suất đầu đẩy, đầu hút, áp suất trung gian, áp suất dầu, áp suất nước.

So sánh và đánh giá các số liệu với các thông số vận hành thường ngày.

Các bước vận hành bằng tay (MANUAL)

– Bật Aptomat tổng của tủ điện động lực, aptomat của tất cả các thiết bị của hệ thống cần chạy.

– Bật các công tắc để chạy các thiết bị như bơm, quạt giải nhiệt, bộ cánh khuấy, quạt dàn lạnh, tháp giải nhiệt vv.. sang vị trí MANUAL. Tất cả các thiết bị này sẽ được chạy trước.

– Bậc công tắc giảm tải máy nén sang MANUAL để giảm tải trước khi chạy máy.

– Nhấn nút START cho máy nén hoạt động.

– Mở từ từ van chặn hút và quan sát dòng điện máy nén nằm trong giới hạn cho phép.

– Bật công tắc cấp dịch dàn lạnh, bình trung gian, bình chứa hạ áp (nếu có) đồng thời quan sát và theo dỏi các thông số như ở chế độ AUTO.

– Sau khi đã mở hoàn toàn van chặn hút, nhưng các thông số như dòng điện, áp suất hút, độ bám tuyết bình thường thì tiến hành ghi lại các thông số vận hành, cứ 30 phút ghi 01 lần.

Dừng máy

Dừng máy bình thường

* Hệ thống đang ở hoạt động ở chế độ tự động

– Tắt tất cả các công tắc cấp dịch cho dàn lạnh, bình chứa hạ áp, bình trung gian.

– Khi áp suất Ph < 50cmHg thì nhấn nút STOP để dừng máy hoặc đợi cho rơle áp suất thấp LP tác động dừng máy.

– Đóng van chặn hút máy nén

– Sau khi máy đã ngừng hoạt động có thể cho bơm giải nhiệt hoặc quạt dàn ngưng chạy thêm 5 phút để giải hết nhiệt cho dàn ngưng bằng cách bật công tắc chạy bơm, quạt sang vị trí MANUAL

– Ngắt aptomat của các thiết bị

– Đóng cửa tủ điện

* Hệ thống đang ở hoạt động ở chế độ bằng tay

– Tắt tất cả các công tắc cấp dịch cho dàn lạnh, bình chứa hạ áp, bình trung gian.

– Khi áp suất Ph < 50cmHg thì nhất nút STOP để dừng máy.

– Bật các công tắc chạy bơm, quạt sang vị trí OFF để dừng chạy các thiết bị này.

– Đóng van chặn hút

– Ngắt các aptomat của các thiết bị

– Đóng cửa tủ điện

Dừng máy sự cố

Khi có sự cố khẩn cấp cần tiến hành ngay lập tức:

– Nhất nút EMERENCY hoặc STOP để dừng máy

– Tắt aptomat tổng của tủ điện

– Đóng van chặn hút

– Nhanh chóng tìm hiểu và khắc phục sự cố

Cần lưu ý :

+ Nếu sự cố rò rỉ NH3 thì phải sử dụng mặt nạ phòng độc để xử lý sự cố.

+ Các sự cố áp suất xảy ra, sau khi xử lý xong muốn phục hồi để chạy lại cần nhấn nút RESET trên tủ điện.

+ Trường hợp sự cố ngập lỏng thì không được chạy lại ngay. Bạn có thể sử dụng máy khác để hút kiệt môi chất trong máy ngập lỏng rồi mới có thể chạy lại tiếp. Trường hợp không có máy nén khác thì phải để như vậy cho môi chất tự bốc hơi hết hoặc sử dụng máy nén bên ngoài rút dịch trong cacte máy ngập lỏng.

Dừng máy lâu dài

Để dừng máy lâu dài cần tiến hành hút nhiều lần để hút kiệt môi chất trong dàn lạnh và đưa về bình chứa cao áp.

Sau khi đã tiến hành dừng máy, tắt aptomat nguồn và khoá tủ điện.

Tìm hiểu kiến thức về kho lạnh tại đây

Leave a Comment

All in one
Scroll to Top