Bàn đông là một thiết bị bảo quản thực phẩm không thể thiếu trong các nhà hàng, khách sạn và bếp ăn công nghiệp. Vậy dòng sản phẩm này có cấu tạo và cách hoạt động như thế nào? Hãy cùng Nam Phú Thái tìm hiểu chi tiết và khám phá những địa chỉ mua hàng uy tín qua bài viết này nhé!
Bàn đông là gì?
Bàn đông được thiết kế theo dạng bàn inox kết hợp với ngăn đông.Thiết bị nhà hàng này giúp bảo quản thực phẩm hiệu quả như: thịt, cá, hải sản và đồ ăn chế biến sẵn ở nhiệt độ -18°C đến -22°C. Do đó dụng cụ được sử dụng phổ biến trong nhà hàng, khách sạn hoặc bếp công nghiệp.
Thiết bị bàn đông có các đặc điểm nổi bật sau:
- Thiết kế dạng bàn inox chắc chắn, vừa bảo quản thực phẩm vừa làm bề mặt chế biến.
- Nhiệt độ bảo quản từ -18°C đến -22°C, đảm bảo thực phẩm luôn tươi ngon.
- Dung tích đa dạng, phù hợp với mọi quy mô bếp nhà hàng, khách sạn.
- Dễ dàng vệ sinh, chống gỉ sét, độ bền cao.
- Công nghệ chống đóng tuyết (với loại quạt gió) giúp bảo quản thực phẩm hiệu quả hơn.
Cấu tạo chính của bàn đông
Trong lĩnh vực bảo quản thực phẩm đông lạnh, bàn đông là lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà hàng, khách sạn. Để hiểu rõ hơn về thiết bị này, ngay sau đây Nam Phú Thái sẽ giới thiệu chi tiết cấu tạo và vai trò của từng bộ phận.

1. Thân vỏ inox
Thân vỏ bàn đông được làm từ chất liệu inox cao cấp, có khả năng chống gỉ sét và chịu lực tốt. Bề mặt sáng bóng, ít bám bẩn, tạo điều kiện cho việc vệ sinh trở nên dễ dàng. Đây là bộ phận quan trọng giúp thiết bị có độ bền cao và phù hợp với môi trường bếp công nghiệp.
2. Hệ thống làm lạnh
Hệ thống làm lạnh bao gồm 3 bộ phận chính là máy nén, dàn lạnh và dàn nóng có cấu tạo, chức năng khác nhau và được phối hợp chặt chẽ với nhau. Thiết kế này giúp bàn đông hoạt động hiệu quả, giữ nhiệt độ ổn định cho bàn đông.
3. Máy nén (Block)
Máy nén là bộ phận quan trọng được coi như là trái tim của hệ thống làm lạnh. Thiết bị có nhiệm vụ nén gas và tạo hơi lạnh cho bàn đông. Hơn nữa máy nén còn luôn phải hoạt động liên tục để duy trì nhiệt độ bảo quản thích hợp.
4. Dàn lạnh
Dàn lạnh có nhiệm vụ hấp thụ nhiệt bên trong bàn đông và làm giảm nhiệt độ xuống mức lý tưởng từ -18°C đến -22°C. Nhờ khả năng làm lạnh nhanh và ổn định, thiết bị này giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn, giữ trọn hương vị và chất lượng.
5. Dàn nóng
Dàn nóng giúp bàn đông thải nhiệt ra môi trường bên ngoài, chuyển môi chất lạnh từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng. Quá trình trao đổi nhiệt này không chỉ giúp duy trì mức nhiệt độ ổn định bên trong mà còn đảm bảo hệ thống làm lạnh hoạt động hiệu quả.
6. Bảng điều khiển nhiệt độ
Bảng điều khiển nhiệt độ của bàn đông có được làm theo dạng cơ hoặc điện tử tùy theo nhà sản xuất. Bộ phận này giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ một cách chính xác, phù hợp với nhu cầu sử dụng.
7. Cửa tủ và lớp cách nhiệt
Hai bộ phận này được thiết kế chắc chắn, sử dụng gioăng cao su cao cấp để giữ kín và ngăn thất thoát nhiệt. Nhờ lớp cách nhiệt dày và cửa tủ khép chặt, bàn đông có khả năng duy trì nhiệt độ ổn định, qua đó tiết kiệm điện năng hiệu quả.
8. Quạt gió
Quạt gió có nhiệm vụ lưu thông khí lạnh đều khắp các ngăn tủ. Đồng thời thiết bị còn giúp duy trì nhiệt độ ổn định và ngăn ngừa tình trạng chênh lệch nhiệt độ giữa các khu vực. Qua đó sản phẩm được làm đông đồng đều, giữ trọn độ tươi ngon và chất lượng.
9. Kệ chứa thực phẩm
Kệ chứa thực phẩm thường được thiết kế theo dạng giá lưới hoặc dạng khay inox chắc chắn, có khả năng chịu lực tốt. Bộ phận này giúp thực phẩm được sắp xếp ngăn nắp, dễ dàng phân loại và lấy ra khi cần thiết.
Nguyên lý hoạt động của bàn đông
Bàn đông hoạt động theo nguyên lý trao đổi nhiệt bằng gas lạnh. Đầu tiên, máy nén sẽ nén môi chất lạnh (gas) và đẩy vào dàn nóng. Sau đó dàn nóng sẽ giải phóng nhiệt ra ngoài và làm gas chuyển từ trạng thái khí sang lỏng. Khi vào dàn lạnh, khí gas bay hơi và hấp thụ nhiệt bên trong khoang chứa, làm giảm nhiệt độ xuống mức lý tưởng.
Trong quá trình này, quạt gió sẽ phân phối khí gas đều khắp các ngăn tủ, ngăn ngừa tình trạng nhiệt độ không đồng đều. Sau khi hấp thụ nhiệt xong, gas lạnh quay trở về máy nén và tiếp tục chu trình tuần hoàn.

Lợi ích và ứng dụng thực tế của bàn đông
Bàn đông mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các nhà hàng, khách sạn và bếp công nghiệp. Thiết bị này giúp bảo quản thực phẩm đông lạnh lâu dài, giữ trọn hương vị và dinh dưỡng, giảm thiểu tình trạng hư hỏng. Đồng thời với thiết kế dạng bàn. sản phẩm còn hỗ trợ tối ưu không gian làm việc, tiết kiệm diện tích và thuận tiện trong quá trình chế biến.
Bàn đông được sử dụng phổ biến trong:
- Nhà hàng, khách sạn: Bảo quản thịt cá, hải sản, nguyên liệu đông lạnh.
- Siêu thị, cửa hàng thực phẩm: Trữ thực phẩm đông lạnh để bán.
- Bếp ăn công nghiệp: Bảo quản số lượng lớn thực phẩm cho bếp ăn tập thể.
- Quán bar, quán cafe: Trữ đá viên, trái cây đông lạnh, nguyên liệu pha chế.
Phân loại các loại bàn đông phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay bàn đông được thiết kế đa dạng về mẫu mã, qua đó đáp ứng từng nhu cầu của khách hàng. Thiết bị này có thể phân loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: số cánh, công nghệ, chất liệu hoặc công năng.
1. Phân loại theo số cánh
Bàn đông hiện nay có nhiều loại từ 1 cánh, 2 cánh và 3 cánh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo quản thực phẩm khác nhau. Vậy những loại này sở hữu ưu nhược điểm gì và có khác nhau nhiều hay không? Hãy cùng Nam Phú Thái tìm hiểu ngay sau đây nhé!
1.1. Bàn đông 1 cánh
Bàn đông 1 cánh được thiết với dung tích nhỏ nên thích hợp đặt tại quầy bar, quán cafe. Nhờ kiểu dáng gọn gàng, dòng thiết bị giúp tiết kiệm không gian, dễ dàng di chuyển và lắp đặt. Tuy nhiên nhược điểm của loại này là dung tích hạn chế, không thể bảo quản số lượng thực phẩm lớn.
Bàn đông 1 cánh chủ yếu được dùng để bảo quản đá viên, trái cây, đồ uống hoặc nguyên liệu pha chế trong thời gian ngắn. Do đó các cơ sở kinh doanh nhỏ thường chọn dòng thiết bị này để tận dụng tối đa diện tích mà vẫn đảm bảo khả năng bảo quản thực phẩm.

1.2. Bàn đông 2 cánh
Bàn đông 2 cánh sở hữu dung tích trung bình và được sử dụng phổ biến trong các nhà hàng, khách sạn quy mô vừa. Với sức chứa lớn hơn dòng 1 cánh, thiết bị có khả năng bảo quản đa dạng thực phẩm như: thịt, cá, hải sản. Tuy nhiên vì kích thước lớn hơn nên loại này cần không gian lắp đặt rộng và tiêu tốn nhiều điện năng.

1.3. Bàn đông 3 cánh
Bàn đông 3 cánh đáp ứng nhu cầu bảo quản thực phẩm khối lượng lớn tại các bếp ăn công nghiệp, nhà hàng lớn hoặc khách sạn cao cấp. Với thiết kế rộng rãi và nhiều ngăn chứa, dòng thiết bị giúp lưu trữ đa dạng thực phẩm, dễ dàng phân loại và quản lý.
Bàn đông 3 cánh là giải pháp lý tưởng để bảo quản thực phẩm khối lượng lớn trong thời gian dài. Tuy nhiên loại thiết bị này có kích thước lớn nên khá chiếm diện tích, tiêu tốn nhiều điện năng và đòi hỏi phải bảo trì thường xuyên.

Loại bàn đông | Bàn đông 1 cánh | Bàn đông 2 cánh | Bàn đông 3 cánh |
Ưu điểm | Kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm không gian.
Di chuyển, lắp đặt dễ dàng. |
Dung tích trung bình, bảo quản đa dạng thực phẩm.
Đáp ứng nhu cầu bảo quản lâu dài, ổn định. |
Dung tích lớn, lưu trữ khối lượng thực phẩm lớn.
Phân loại, quản lý thực phẩm dễ dàng. |
Nhược điểm | Dung tích nhỏ, bảo quản được ít thực phẩm. | Kích thước lớn hơn, cần không gian rộng hơn.
Tiêu thụ điện năng nhiều hơn loại 1 cánh. |
Kích thước cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích.
Tiêu tốn nhiều điện năng, cần bảo trì thường xuyên. |
Ứng dụng | Phù hợp cho quầy bar, quán cafe nhỏ.
Bảo quản đá viên, trái cây, nguyên liệu pha chế. |
Nhà hàng, khách sạn quy mô vừa.
Lưu trữ thịt, cá, hải sản, thực phẩm chế biến sẵn. |
Bếp ăn công nghiệp, nhà hàng lớn, khách sạn cao cấp.
Bảo quản thực phẩm đa dạng với số lượng lớn. |
2. Phân loại theo công nghệ làm lạnh
Hiện nay, bàn đông được phân loại dựa trên hai công nghệ làm lạnh phổ biến là làm lạnh trực tiếp và làm lạnh quạt gió. Mỗi loại công nghệ có đặc điểm và ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau.
1.1. Bàn đông làm lạnh trực tiếp
Dòng sản phẩm này hoạt động bằng cách dẫn hơi lạnh trực tiếp qua các dàn lạnh trong ngăn tủ. Qua đó giúp làm lạnh nhanh chóng và bảo quản thực phẩm hiệu quả. Hiện nay thiết bị này thường được sử dụng phổ biến ở các quán ăn nhỏ, quầy bar hoặc các nơi cần bảo quản đồ trong thời gian ngắn và có tần suất mở tủ không quá cao.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ
- Chi phí đầu tư và dễ dàng lắp đặt tiết kiệm.
Nhược điểm:
- Dễ đóng tuyết bên trong ngăn tủ làm giảm không gian bảo quản thực phẩm.
- Khó khăn trong việc vệ sinh thiết bị

1.2. Bàn đông quạt gió (No Frost)
Bàn đông quạt gió sử dụng hệ thống quạt gió để phân phối hơi lạnh đồng đều khắp khoang tủ. Khác với công nghệ làm lạnh trực tiếp, thiết bị này giúp duy trì nhiệt độ ổn định và ngăn ngừa tình trạng đóng tuyết. Do đó mà sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong các nhà hàng, khách sạn hoặc bếp ăn công nghiệp.
Ưu điểm:
- Giúp thực phẩm không cần rã đông thủ công đảm bảo được yếu tố vệ sinh
- Tiết kiệm thời gian bảo trì
Nhược điểm:
- Thiết bị này có giá thành khá cao
- Tiêu thụ nhiều điện năng do hệ thống quạt phải làm việc liên tục.

Loại bàn đông | Làm lạnh trực tiếp | Quạt gió (No Frost) |
Ưu điểm | Giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí đầu tư.
Dễ dàng lắp đặt, không cần kỹ thuật phức tạp. |
Làm lạnh đều, duy trì nhiệt độ ổn định.
Không đóng tuyết, không cần rã đông thủ công, đảm bảo vệ sinh. |
Nhược điểm | Dễ đóng tuyết, gây khó khăn khi vệ sinh.
Giảm không gian bảo quản. |
Giá thành cao hơn, chi phí đầu tư lớn.
Tiêu thụ điện năng cao hơn do hệ thống quạt hoạt động liên tục. |
Ứng dụng | Quán ăn nhỏ, quầy bar, nơi bảo quản đồ trong thời gian ngắn và tần suất mở tủ không cao. | Nhà hàng, khách sạn, bếp ăn công nghiệp cần bảo quản lâu dài và yêu cầu vệ sinh cao. |
3. Phân loại theo chất liệu
Chất liệu là yếu tố quan trọng quyết định đến độ bền và hiệu quả sử dụng của bàn đông. Trên thị trường hiện nay, thiết bị này được sản xuất từ nhiều loại chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất là inox 201 và inox 304.
3.1. Bàn đông inox 201
Bàn đông inox 201 được làm từ thép không gỉ có hàm lượng niken thấp, giúp giảm giá thành và phù hợp với ngân sách hạn chế. Nhờ mức giá rẻ, dòng thiết bị này thường được sử dụng trong các quán ăn nhỏ, quầy bar hoặc những nơi có nhu cầu bảo quản thực phẩm thấp.
Nhược điểm của bàn đông inox 201 là dễ bị oxy hóa và gỉ sét khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt hoặc có hóa chất. Điều này làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và độ bền của thiết bị. Do đó để kéo dài tuổi thọ sản phẩm, bạn cần vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ thường xuyên.

3.2. Bàn đông inox 304
Bàn đông inox 304 có khả năng chống gỉ sét vượt trội nhờ hàm lượng niken cao và thành phần crôm ổn định. Dòng thiết bị này đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó sản phẩm được sử dụng ưa chuộng trong bếp ăn công nghiệp, nhà hàng, khách sạn.
Tuy giá thành cao hơn so với inox 201, nhưng độ bền cùng khả năng chịu mài mòn tốt giúp bàn đông inox 304 trở thành lựa chọn lý tưởng trong môi trường ẩm ướt và khắc nghiệt. Dòng thiết bị này được coi là khoản đầu tư lâu dài, đảm bảo hiệu quả sử dụng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Loại bàn đông | Bàn đông inox 201 | Bàn đông inox 304 |
Ưu điểm | Giá thành rẻ, phù hợp với ngân sách hạn chế. | Phù hợp cho nhà hàng, khách sạn, bếp ăn công nghiệp có yêu cầu cao về bảo quản thực phẩm. |
Nhược điểm | Dễ bị gỉ sét, ăn mòn khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt hoặc hóa chất. | Giá thành cao hơn so với inox 201. |
Ứng dụng | Thích hợp cho quán ăn nhỏ, quầy bar, các nơi có nhu cầu bảo quản thực phẩm không cao. | Chống gỉ sét tốt, độ bền cao.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. |
4. Phân loại theo công năng
Bàn đông không chỉ đa dạng về kiểu dáng và chất liệu mà còn được phân loại theo công năng. Về yếu tố này, thiết bị thường được chia thành 3 dòng chính là bàn đông thường, bàn đông kết hợp bàn đông và bàn đông ngăn kéo.
4.1. Bàn đông thường
Đây là loại bàn đông phổ biến nhất, có nhiệm vụ chính là bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ từ -18°C đến -22°C. Dòng thiết bị này sở hữu thiết kế đơn giản, tập trung vào chức năng làm đông hiệu quả, giúp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm.
Ưu điểm của bàn đông thường là giá thành thấp, dễ dàng lắp đặt và sử dụng. Tuy nhiên, thiết bị không linh hoạt trong việc bảo quản thực phẩm có yêu cầu nhiệt độ khác nhau. Do đó, sản phẩm này phù hợp sử dụng cho các cửa hàng nhỏ, quán ăn gia đình.

4.2. Bàn đông kết hợp bàn đông
Đây là loại bàn đông đa năng với thiết kế linh hoạt, bao gồm một ngăn đông và một ngăn mát. Ngăn đông giúp bảo quản thực phẩm đông lạnh, trong khi ngăn mát duy trì nhiệt độ lý tưởng để lưu trữ rau củ, trái cây và các thực phẩm đã chế biến sẵn.
Bàn đông kết hợp bàn đông ghi điểm nhờ có sự tiện dụng cao, đáp ứng đồng thời nhu cầu bảo quản đông và mát. Tuy nhiên, giá thành của thiết bị này khá cao và cần không gian lắp đặt lớn. Do đó sản phẩm thường được sử dụng trong nhà hàng, bếp ăn công nghiệp hoặc nơi cần bảo quản đa dạng sản phẩm.

4.3. Bàn đông ngăn kéo
Được thiết kế với nhiều ngăn kéo riêng biệt, loại bàn đông này giúp người dùng dễ dàng phân loại và lấy thực phẩm nhanh chóng. Hơn nữa nhờ hệ thống quạt gió phân phối khí đều trong từng ngăn kéo, qua đó hạn chế tình trạng đóng tuyết và duy trì độ tươi ngon của thực phẩm.
Ưu điểm của bàn đông ngăn kéo là có sự tiện lợi cao, tiết kiệm thời gian khi sử dụng và tránh thất thoát nhiệt. Tuy nhiên, thiết bị có sức chứa không quá lớn nên thích hợp sử dụng cho các quán bar, nhà hàng.

Loại bàn đông | Bàn đông thường | Bàn đông kết hợp với bàn đông | Bàn đông ngăn kéo |
Ưu điểm | Giá thành thấp, dễ lắp đặt.
Bảo quản đông hiệu quả. |
Đa năng, bảo quản được cả đông và mát.
Phù hợp bảo quản đa dạng thực phẩm. |
Tiện lợi và hạn chế tình trạng đóng tuyết.
Giúp phân loại thực phẩm dễ dàng. |
Nhược điểm | Không linh hoạt trong bảo quản đa dạng thực phẩm. | Giá thành cao hơn, chiếm diện tích lớn hơn. | Sức chứa không lớn bằng các loại khác.
Giá thành cao hơn. |
Ứng dụng | Cửa hàng nhỏ, quán ăn gia đình, nơi cần bảo quản lâu dài. | Nhà hàng, khách sạn, bếp ăn công nghiệp. | Quán bar, nhà hàng cần thao tác nhanh, tần suất sử dụng cao. |
Những lưu ý cần biết khi mua bàn đông
Khi mua bàn đông bạn cần cân nhắc nhiều yếu tố như nhu cầu sử dụng, không gian lắp đặt và ngân sách đầu tư,… Hiểu rõ những lưu ý cần thiết sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp, đảm bảo hiệu quả sử dụng và tối ưu chi phí.
1. Xác định nhu cầu sử dụng
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bàn đông với thiết kế, công suất, dung tích khác nhau khiến khách hàng gặp khó khăn trong việc lựa chọn. Do đó trước khi mua thiết bị bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng để bảo quản thực phẩm lâu dài hay chỉ lưu trữ tạm thời, tránh lãng phí không gian hoặc thiếu hụt khả năng bảo quản.
2. Chọn kiểu dáng bàn đông phù hợp
Bàn đông có nhiều kiểu dáng như bàn đông đứng, bàn đông nằm ngang và bàn đông ngăn kéo do đó bạn cần lựa chọn dựa trên nhu cầu sử dụng thực tế. Dưới đây là một số ví dụ cho từng dòng sản phẩm:
- Nếu cần bảo quản nhiều loại thực phẩm và lấy ra thường xuyên, bạn nên chọn loại ngăn kéo.
- Nếu không gian bếp hạn chế bàn đông nằm ngang sẽ là lựa chọn tối ưu.
- Nếu lựa sử dụng trong quán bar, nhà hàng cần thao tác nhanh, tần suất sử dụng cao thì bàn đông đứng là lựa chọn hàng đầu.
3. Chất liệu và độ bền
Chất liệu phổ biến của bàn đông là inox 201 và inox 304. Inox 304 chống gỉ tốt, bền bỉ và an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng giá cao hơn inox 201.
4. Công nghệ làm lạnh và tiết kiệm điện
Khi chọn bàn đông, bạn nên ưu tiên mua các sản phẩm có công nghệ làm lạnh và khả năng tiết kiệm điện tốt như Inventer. Công nghệ làm lạnh hiệu quả, có khả năng tự động điều chỉnh nhiệt độ giúp duy trì độ lạnh ổn định và bảo quản thực phẩm tốt hơn. Đặc biệt công nghệ Inventer còn tiết kiệm điện hơn các thiết kế cũ, giúp giảm chi phí vận hành và bảo vệ môi trường.
5. Thương hiệu và chế độ bảo hành
Chọn bàn đông từ các thương hiệu uy tín như Berjaya, Hoshizaki, Alaska hay Sanaky sẽ giúp đảm bảo chất lượng và độ bền sản phẩm. Đồng thời trước khi mua, bạn cần kiểm tra kỹ chế độ bảo hành để được hỗ trợ khi gặp sự cố trong quá trình sử dụng. Thông thường, các thương hiệu hiện nay có thời gian bảo hành thiết bị từ 6 tháng – 1 năm.
6. Ngân sách và mức giá
Bàn đông có giá thành đa dạng, từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng. Hãy cân nhắc kỹ để chọn sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng nhưng vẫn phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Nam Phú Thái: Địa chỉ mua bàn đông chất lượng, giá tốt
Vậy khách hàng mua bàn đông ở đâu uy tín, chất lượng, giá tốt? NPT tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị làm lạnh như: kho lạnh, bàn đông,… Với hơn 10 năm hoạt động trên thị trường, NPT tự tin cung cấp:
- Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên sâu cam kết mang đến giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.
- Chính sách bảo hành thiết bị từ 12 – 24 tháng, hỗ trợ kỹ thuật 24/7.
- Đội ngũ kỹ thuật viên luôn sẵn sàng kiểm tra, bảo dưỡng và xử lý sự cố nhanh chóng đảm bảo thiết bị luôn vận hành ổn định và giúp doanh nghiệp an tâm sử dụng.
- Các dòng thiết bị bàn đông đa dạng với mức giá tốt nhất.

Báo giá bàn đông công nghiệp chính hãng tốt nhất
STT | Tên sản phẩm | Phân loại | Thông số | Giá (VNĐ) |
1 | MK-BDI12 | Tủ bàn đông 1,2m | – Dung tich: 250L
– Trọng lượng: 85kg – Điện áp, công suất: 220V – 300W – Nhiệt độ: -180°C ~ +0°C – Kích thước: 1200 x 750 x 850(mm) hoặc 1200 x 600 x 850(mm) – Xuất xứ : Việt Nam |
21,000,000 |
2 | MK-BDI15 | Tủ bàn đông 1,5m | – Dung tích: 320L
– Trọng lượng: 95kg – Điện áp, công suất: 220V – 520W – Nhiệt độ: -180C – +00C – Kích thước: 1500 x 750 x 850(mm) hoặc 1500 x 600 x 850(mm) – Xuất xứ : Việt Nam |
23,600,000 |
3 | MK-BDI18 | Tủ bàn đông 1,5m | – Dung tích: 400L
– Trọng lượng: 115kg – Điện áp, công suất: 220V – 520W – Nhiệt độ: -180°C ~ +0°C – Kích thước: 1800 x 750 x 850(mm) hoặc 1800 x 600 x 850(mm) – Xuất xứ : Việt Nam |
26,400,000 |
Một số câu hỏi thường gặp khác về bàn đông
Khi tìm hiểu và sử dụng bàn đông, nhiều người thường gặp phải những thắc mắc liên quan đến cách vận hành, bảo quản và lựa chọn sản phẩm phù hợp. Dưới đây là giải đáp cho một số câu hỏi phổ biến, giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này.
1. Bàn đông của tôi làm lạnh yếu, thực phẩm không đông được, nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân chủ yếu do máy nén yếu hoặc hết gas lạnh, cửa tủ bị hở, làm mất hơi lạnh, dàn lạnh bị bám bẩn/đóng tuyết hoặc tải trọng quá mức, quá nhiều thực phẩm làm cản trở lưu thông khí lạnh.
Để khắc phục cần kiểm tra gioăng cửa, vệ sinh dàn lạnh; không để thực phẩm che kín lỗ thông hơi lạnh. Trong trường hợp bàn đông vẫn làm lạnh yếu, bạn nên gọi thợ kiểm tra gas lạnh và máy nén nếu cần thiết để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả.
2. Bàn đông bị đóng tuyết quá nhiều, làm sao để khắc phục?
Nguyên nhân của tình trạng này có thể do việc sử dụng bàn đông làm lạnh trực tiếp dẫn đến dễ đóng tuyết. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra xem có mở cửa tủ quá thường xuyên, hơi ẩm vào làm đóng băng. hoặc cảm biến nhiệt bị lỗi làm máy nén chạy liên tục.
Cách khắc phục đầu tiên là bạn nên dùng bàn đông quạt gió (No Frost) để tránh đóng tuyết. Đặc biệt, cần hạn chế mở cửa thường xuyên và vệ sinh tủ và rã đông định kỳ để đảm bảo chất lượng máy và tiết kiệm điện năng.
3. Làm sao để tiết kiệm điện khi dùng bàn đông?
Để tối ưu chi phí điện năng bạn nên chọn bàn đông Inverter (tiết kiệm đến 30-40% điện năng). Ngoài ra không đặt bạn đông gần bếp, nguồn nhiệt; hạn chế mở cửa tủ thường xuyên. Đặc biệt, thiết bị cần được kiểm tra gioăng cửa, vệ sinh định kỳ và sửa chữa sớm khi cần thiết.
4. Tôi muốn bảo quản thịt cá đông lạnh mà không bị mất nước, chọn loại nào?
Bàn đông làm lạnh trực tiếp giúp giữ độ ẩm tốt hơn. Trong quá trình sử dụng, bạn không để nhiệt độ quá thấp, trong đó độ lạnh bảo quản tốt nhất là -18°C đến -22°C. Khi cất giữ thịt cá đông lạnh, bạn cũng nên bọc thực phẩm kỹ bằng túi hút chân không để tránh mất nước.
5. Bàn đông phù hợp cho nhà hàng, bếp công nghiệp nên chọn loại nào?
Các dòng thiết bị phù hợp cho nhà hàng, bếp công nghiệp là: bàn đông 3 cánh dung tích lớn và bàn đông quạt gió để bảo quản thực phẩm lâu dài. Ngoài ra bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn bàn đông Inverter để tiết kiệm điện năng.
Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm bàn đông phù hợp nhất với cơ sở hãy liên hệ NPT để nhận tư vấn báo giá tốt nhất. Nam Phú Thái luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của khách hàng qua email hoặc hotline sau:
- Liên hệ: 0934477786
- Email: info@namphuthai.vn
- Chi nhánh miền Bắc: Số 131 Trần Phú – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội
- Chi nhánh miền Nam: Số 32 Đường Số 23, KP 2, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Đọc thêm