Kỹ thuật bảo quản khoai tây giống sau thu hoạch

Kỹ thuật bảo quản khoai tây giống sau thu hoạch

Với lượng nông sản thu hoạch sau mỗi vụ mùa là rất lớn, đặc biệt là khoai tây đang được trồng rất nhiều hiện nay. Khoai tây sau khi thu hoạch không được bảo quản đúng cách rất dễ bị hư hỏng, mọc mầm… ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất. Vậy cần bảo quản khoai tây sau thu hoạch như thế nào là đúng?

Kỹ thuật bảo quản khoai tây giống sau thu hoạch

Chú ý gì trước khi bảo quản khoai tây:

– Không nên rửa khoai trước khi bảo quản: bởi rửa nước dễ khiến khoai bị hư thôi. Giữ khoai tây càng khô càng tốt. Nếu khoai dính nhiều đất cát, chờ cho đất khô rồi dùng bàn chải đánh răng cọ nhẹ để loại bỏ đất. Bạn chỉ nên rửa trước khi đem đi chế biến.

– Nếu để khoai trong tủ lạnh, hãy làm khoai ấm dần bằng nhiệt độ phòng trước khi nấu.

– Nếu khoai đã bị cắt, nên nấu càng sớm càng tốt, Còn không thể nấu ngay, bạn có thể cho khoai vào nước lạnh, cách này có thể bảo quản khoai trong 2-3 ngày.

– Không để khoai tây gần trái cây. Nhiều loại trái cây như táo, lê, chuối tiết ra một chất hóa học gọi ethylene. Khí này khuyến khích trái cây chín (bạn có thể nhận thấy rằng các loại trái cây có xu hướng chín nhanh hơn khi bạn giữ chúng bên cạnh nhau) khiến khoai nảy mầm sớm.

– Tuy nhiên, nếu bạn định để dành khoai để làm món khoai tây chiên, bạn có thể sơ chế qua: rửa sạch, cắt nhỏ, luộc sơ với một chút muối, cho khoai vào nồi nước ngay từ đầu. Khi nồi nước vừa sôi, trút khoai ra rổ cho ráo nước rồi cất vào hộp, cho vào ngăn đá tủ lạnh. Rã đông khoai khoảng 10 phút trước khi chiên, bạn sẽ có được món khoai tây chiên giòn tan.

Bảo quản khoai tây đúng tiêu chuẩn

Sau khi thu hoạch khoai cần sàng lọc loại bỏ những củ bị rách vỏ, dập hoặc có bất kỳ biểu hiện hư hỏng nào. Những củ này cần được sử dụng sớm bởi chúng sẽ nhanh hỏng hơn so với các củ thông thường và có thể lây lan làm hỏng các củ khoai bình thường khác.

Để khoai ở nơi thông thoáng và dự trữ bảo quản ở nơi khô ráo, tối như tầng hầm, tránh xa ánh sáng và độ ẩm – những điều kiện có thể khiến khoai mọc mầm hoặc hư hỏng. Hầu hết các siêu thị đều đóng gói khoai tây trong các túi lưới, đó là cách bảo quản rất tốt.

Khoai tây được bảo quản ở nhiệt độ mát, tốt nhất là dưới 10 độ C, nằm trong khoảng 6 đến 10 độ C. Ở nhiệt độ này, khoai có thể tươi trong vài tháng nếu được bảo quản đúng cách. Ở nhiệt độ 10-15 độ C, được cất trong chỗ tối, khô và thoáng, khoai vẫn sử dụng tốt 2 tuần đến một tháng. Bạn lưu ý, tủ lạnh thường quá lạnh để lưu trữ khoai tây và có thể làm hỏng mùi vị và màu sắc của khoai (khiến tinh bột của khoai tây chuyển thành đường, khiến nó có vị quá ngọt và đổi màu đen sẫm khi nấu lên). Hiện nay, phương pháp bảo quản bằng kho lạnh được chú trọng hơn hết với tính ứng dụng cao.

Kỹ thuật bảo quản khoai tây giống sau thu hoạch 1

Khi bảo quản khoai tây, nên kiểm tra định kỳ mỗi tuần để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, bởi một củ khoai hỏng có thể làm lây nhiễm sang những củ khác, vì thế bạn cần loại bỏ nó sớm.

Đặc biệt cần loại bỏ những loại củ có dấu hiện sau:

Khoai bị mọc mầm: thường kèm theo vỏ xanh và thịt khoai đã mềm. Nếu khoai không quá mềm và mầm không xanh thì bạn có thể cắt bỏ phần mầm để nấu nướng.

Xanh: Vỏ khoai tây dần chuyển sang màu xanh, củ khoai sẽ bị mềm và hơi héo, nguyên nhân có thể do tiếp xúc với ánh sáng. Nếu chỉ có một chút xanh, hãy cắt bỏ phần xanh đó trước khi nấu.

Khoai mục nát: thịt khoai mềm nhũn và có thể có mùi, hãy vứt bỏ ngay và thay thế bất kỳ tờ giấy nào đã chạm vào chúng.

Xem thêm bảo quản khoai tây bằng kho lạnh chất lượng.

 

Leave a Comment

All in one
Scroll to Top