Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng hệ thống lạnh

vận hành hệ thống lạnh

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH

1, Bộ điều khiển nhiệt độ.

Giao diện màn hình bộ điều khiển STC 8080A:

  • Kiểm tra các giá trị cài đặt:

+ Nhấn nút ▲ để hiển thị giá trị nhiệt độ giới hạn trên.

+ Nhấn nút ▼ để hiển thị giá trị nhiệt độ giới hạn dưới.

+ Nhấn nút “Set” để hiện thị chu kỳ xả băng.

+ Nhấn nút “Rst” để hiện thị thời gian xả đá.

  • Thay đổi các giá trị cài đặt:

+ Nhấn và giữ nút “Set” trong 3s để vào Menu, trong Menu này sẽ có 6 mục từ F1 đến F6. Nhấn các nút ▼ hoặc ▲ để đi chuyển đến các mục này.

Tên mục Chức năng Đơn vị Mặc định
F1 Giới hạn nhiệt độ trên °C -10
F2 Giới hạn nhiệt độ dưới °C -20
F3 Độ hiệu chuẩn °C 0
F4 Chu kỳ xả đá giờ 8
F5 Thời gian xả đá phút 20
F6 Nhiệt độ cảnh báo °C 20

+ Di chuyển đến mục cần thay đổi giá trị, nhấn và giữ nút “ Set” giá trị của mục đó sẽ hiển thị trên màn hình, nhấn nút ▲ hoặc ▼ để thay đổi giá trị cài đặt

(chú ý: luôn nhấn và giữ nút “ Set” khi thay đổi giá trị).

Ví dụ: muốn điều chỉnh F1 lên 2 độ ta thao tác như sau:

+ Giữ nút ‘set’ ≥ 3 giây trên màn hình sẽ hiển thị ‘F1’ lúc này đã vào chế độ cài đặt thông số của bộ điều khiển.

+ Nhấn ‘set’ để bắt đầu điều chỉnh thông số trong F1

+ Nhấn giữ phím ‘set’ + phím ‘▲ hoặc ▼’ để điều chỉnh nhiệt độ tăng or giảm

+ Để cài nhiệt độ tăng lên 2°C ta giữ phím ‘set’ và nhấn phím ▲ khi nào lên 2°C thì dừng lại và nhấm phím ‘Rst’ để lưu cài đặt or chờ 30s hệ thống sẽ tự lưu thiết lập, quá trình cài đặt hoàn thành.

Cài đặt các thông số còn lại ta làm tương tự như trên.

Chú ý: Kho chạy nhiệt độ từ 15 oC đến 18 oC thì sẽ không cần chức năng xả đá, giá trị F5 sẽ cài bằng 0.

2, Vận hành hệ thống lạnh

2.1. Chuẩn bị chạy máy

  • Bước 1:
  • Kiểm tra điện áp của lưới điện thông qua vôn kế. Nếu điện áp sai số ±10% định mức thì không nên chạy máy vì dễ gây sự cố.
  • Kiểm tra các pha điện đối với mô tơ sử dụng điện áp ba pha, cấm chạy máy khi điện mất pha vì rất nguy hiểm.
  • Bước 2: Kiểm tra tủ điều khiển điện để xác định tình trạng các thiết bị, khí cụ điện như bóng đèn, đồng hồ, công tắc để biết trạng thái hiện tại của thiết bị.
  • Các thiết bị đang hoạt động hay ngừng hoạt động
  • Các thông số của thiết bị( giờ chạy máy, nhiệt độ phòng,…)
  • Trạng thái của thiết bị tự động có hoạt động hay không.
  • Bước 3: Kiểm tra mức dầu bôi trơn của máy nén có trong cacte qua kính hiển thị mức dầu. Nếu mức dầu ở mức 3/4 kính xem dầu thì máy nén đủ dầu, nếu dưới 3/4 kính xem dầu thì phải bổ sung dầu cho máy nén trước khi khởi động máy.
  • Bước 4: Kiểm tra tình trạng của các van trên đường ống đến các thiết bị. Đóng, mở các van có liên quan trong quá trình chạy máy. Phải chắc chắn các van chặn nén đã mở mới được khởi động máy nén.

2.2. Khởi động máy

Tủ điện được thiết kế ở chế độ chạy hoàn toàn tự động, trình tự khởi động máy đã được người thiết kế cài đặt và mặc định sẵn. Chế độ này có ưu thế hạn chế những sai sót của người vận hành, độ chính xác cao.

  • Các bước vận hành tự đông AUTO
  • Bật aptomat tổng của tủ điện động lực, điều khiển và của tất cả các thiết bị trong hệ thống mà t cần chạy.
  • Bật các công tắc chạy các thiết bị sang chế độ AUTO
  • Nhấn nút START cho hệ thống hoạt động. Khi đó các thiết bị sẽ hoạt động theo một trình tự nhất định.
  • Từ từ mở van chặn hút của máy nén. Nếu mở nhanh có thể gây ngập lỏng, mặt khác khi mở quá lớn dòng điện động cơ cao sẽ gây ra trường hợp quá dòng cho máy , không tốt.
  • Lắng nghe tiếng kêu của máy, nếu có tiếng kêu bất thường kèm sương bám nhiều ở đầu hút thì dừng máy ngay.
  • Theo dõi dòng điện máy nén, dòng điện không được quá lớn so với quy định.
  • Nếu dòng điện quá lớn thì đóng bớt van chặn hút or giảm tải bằng tay. Trong các tủ điện giai đoạn đầu ở mạch chạy sao, hệ thống luôn được giảm tải, nhưng giai đoạn này rất ngắn.
  • Quan sát tình trạng bám tuyết trên thân máy nén. Tuyết không được bám trên thân máy quá nhiều, nếu tuyết bám quá nhiều thì đóng bớt van chặn hút lại và tiếp tục theo dõi.
  • Kiểm tra áp suất hệ thống:

Áp suất ngưng tụ thông thường: Pk ≤ 16 kg/cm2

Áp suất hút trong khoảng: Ph = (2,5 ÷ 3) kg/cm2

  • Ghi lại toàn bộ các thông số hoạt động của hệ thống, có thể cứ 1h ghi lại 1 lần, các thông số cần ghi chép bao gồm: Áp suất hút, áp suất đẩy, áp suất dầu, nhiệt độ gas hút, nhiệt độ đẩy, nhiệt độ dầu, dòng chạy ổn định của máy,…

2.3. Dừng máy nén

Ø  Dừng máy bình thường

– Tắt tất cả các công tắc cấp dịch cho dàn lạnh.

– Khi áp suất hút thấp hơn áp suất bay hơi thì nhấn nút STOP để dừng máy hoặc đợi cho rơ le áp suất thấp LP tác động dừng máy.

– Ngắt aptomat của các thiết bị.

– Đóng cửa tủ điện.

Ø  Dừng máy sự cố

Khi sự cố khẩn cấp cần tiến hành ngay lập tức.

– Nhấn nút STOP để dừng máy.

– Tắt aptomat tổng của tủ điện.

– Nhanh chóng tìm hiểu và khắc phục sự cố.

Cần chú ý:

– Các sự cố  áp suất xảy ra, sau khi xử lý xong muốn phục hồi để chạy lại cần nhấn nút RESET trên tủ điện.

Ø  Dừng máy lâu ngày

Để dừng máy lâu dài cần tiến hành hút nhiều lần để hút kiệt môi chất trong dàn lạnh và đưa về bình chứa cao áp.

Sau khi đã tiến hành dừng máy, tắt aptomat nguồn và khóa tủ điện.

Leave a Comment

All in one
Scroll to Top