“ Vào khoảng 2h15 sáng nay, tại ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm xảy ra vụ hoả hoạn làm cháy 4 nhà xưởng diện tích lên tới 1000 m2. Vụ cháy được phát hiện và dập tắt sau 4h đồng hồ.
Lực lượng cảnh sát PCCC đã điều động hàng chục xe chữa cháy chuyên dụng đến hiện trường. Khu vực kho xưởng bị cháy có nhiều vật liệu dễ cháy nổ như đồ nhựa nên đã thiêu rụi cả 4 khu nhà xưởng gồm: Xưởng kho lạnh của công ty CP cơ điện lạnh; Xưởng làm hạt chống ẩm của công ty TNHH Phương Lan; một kho chứa đồ gỗ mộc thành phẩm và xưởng sản xuất thùng nhựa đựng rác của công ty Môi trường 79.
Bước đầu, cơ quan chức năng xác định có 8 nạn nhân tử vong và mất tích trong vụ cháy. Các nạn nhân đều tử vong và mất tích trong khu vực xưởng sản xuất thùng nhựa đựng rác của Công ty môi trường 79.
Hiện trường có nhiều vật liệu dễ cháy như đồ nhựa, gỗ nên lửa lan nhanh và thiêu rụi cả 4 khu nhà xưởng với diện tích lớn. “
Nguồn: kenh14.vn
Sự việc trên sảy ra cũng là 1 bài học đắt giá cho công cuộc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại khu nhà xưởng, kho lạnh… Nếu không thận trọng trong quá trình xây dựng cũng như sử dụng vật liệu dễ cháy nổ mà không tuân theo các quy định về phòng chống cháy nổ thì nguy cơ xảy ra hỏa hoạn rất là lớn, hậu quả có thể sập công trình không những thiệt hại về tài sản mà còn về người.
Chú ý các nguy cơ gây tai nạn cháy, nổ
Khu vực sản xuất có sử dụng các vật liệu dễ cháy nổ như xăng, dầu… Các công tác trong quá trình sản xuất như hàn điện, hàn xì.. Hoặc sử dụng ngọn lửa khi nấu ăn hoặc hút thuôc cũng là nguy cơ gây cháy nổ.
- Các nhiên liệu dễ cháy nổ bị thoát ra ngoài như gas, xăng, dầu… Thiết bị lưu giữ các chất dễ cháy nổ được đặt ở những nơi quá nóng như ngoài trời nắng hoặc gần các nguồn nhiệt. Hay đường ống dẫn các chất khí dễ cháy như khí gas bị hở, dẫn tới cháy hoặc nổ khi gặp lửa hoặc tia lửa.
- Không thận trọng khi dung lửa như hút thuốc, dung lửa gần nơi có các vật liệu dễ cháy như có hơi xăng, hơi gas hoặc gỗ vụn,….
- Hoặc cháy do chập điện: các thiết bị điện bị quá tải gây ra cháy dây điện và thiết bị điện. Chập mạch điện hoặc các vị trí nối dây điện hoặc cầu chì do tiếp xúc không tốt đã phát sinh ra tia lửa điện, gây cháy, nổ trong môi trường có bụi than, bụi nhôm, hơi gas, xăng hoặc dầu. Bị cháy do sét đánh trúng nhà hoặc công trình cũng là nguyên nhân cháy nổ.
Chính vì luôn tiềm ẩn những rủi ro, sự cố gây cháy nổ xung quanh ta nên cần phải đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy an toàn và hiệu quả nhất tránh thiệt hại đáng tiếc về người và tài sản.
Biện pháp phòng chống cháy, nổ tại Kho lạnh, khu công nghiệp, nhà xưởng
Phòng chống cháy nổ là việc làm cần thiết nhất khi xây dựng hệ thống sản xuất, nhà xưởng nhằm ngăn ngừa, hạn chế hiện tượng cháy xảy ra.
Biện pháp phòng chống cháy, nổ
Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc:
- Tắt hết các thiết bị điện, phích cắm ra khỏi ổ điện khi hết giờ làm việc. Không sử dụng chung nhiều thiết bị cùng lúc.
- Bố trí hệ thống điện trong khu vực sản xuất, nhà xưởng cần đảm bảo tránh xa các nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy.
- Nếu có các công việc sản xuất như hàn, cắt, gia công kim loại… hay có chứa những chất dễ cháy thì phải được che chắn hoặc tiến hành sản xuất ở những nơi an toàn.
- Khu vực bếp ăn, nấu nướng có gas, bình hơi… không được bố trí gần nguồn nhiệt, nơi diễn ra các công việc sản xuất như hàn, cắt…
- Những công trình, dự án thi công có nguy hiểm về cháy, nổ phải được duyệt về phòng chống cháy và chữa cháy, nghiệm thu và đưa vào sử dụng khi đảm bảo đẩy đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Không được hút thuốc, dung lửa tại nơi sản xuất, nơi chứa nhiều vật dễ cháy hay nơi dung khí gas.
- Luôn tuyên truyền, vận động, giáo dục và nhắc nhở mọi người lao động trên công trường chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống cháy nổ.
Biện pháp hạn chế cháy lan
Khi xảy ra cháy, nổ thì biện pháp hạn chế cháy lan là quan trọng nhất, giúp cho việc chữa cháy được tập trung, không cho đám cháy mở rộng.
Các công trình, kho hay lán trại công nhân hay kho vật liệu cần được xây dựng bằng các vật liệu không cháy hoặc khó cháy như sử dụng khung thép, gạch xỉ, mái tôn,….
Để các khoảng trống hoặc trồn cây xanh xung quanh các công trình tạm kể trên để ngăn cháy. Cần phân vùng xây dựng, bố trí các nhóm nhà theo tính cháy của vật chất.
Biện pháp tạo điều kiện dập tắt đám cháy
Đảm bảo hệ thống báo động khi có cháy hoạt động nhanh và chính xác. Hệ thống nút chuông báo động phải được đặt ở những nơi có nguy cơ xảy ra cháy, nổ và được kiểm tra thường xuyên để chắc chắn khả năng hoạt động tốt.
Tổ chức lực lượng chữa cháy luôn sẵn sàng ứng phó kịp thời. Thường xuyên kiểm tra các phương tiện và dụng cụ chữa cháy như nguồn nước dự trữ, bình xịt chữa cháy. Các phương tiện và dụng cụ chữa cháy phải được đặt ở những nơi có nguy cơ cháy nổ và ở vị trí dễ dàng tiếp cận được.
Biện pháp thoát người an toàn trong đám cháy
Điều quan trọng nhất khi phòng cháy chữa cháy là đảm bảo an toàn về người. CHính vị vậy, bất cứ cơ sở nào cũng phải có hướng dẫn, huấn luyện các vấn đề cơ bản về biện pháp phòng cháy và kỹ năng khi có đám cháy sảy ra.
Huấn luyện kỹ năng phải làm gì khi có cháy, đó là nhanh chóng thoát ra khỏi khu vực cháy bằng thang, lối thoát người có biển chỉ dẫn rõ ràng,… Khi có cháy, đảm bảo ít nhất có 2 hướng thoát ra ngoài khác nhau với khoảng cách tới chỗ thoát ra là ngắn nhất. Lối thoát này luôn để mở khi có người làm việc.
Các đèn báo cháy phải đặt dọc theo các hành lang hoặc đường thoát người, có đủ độ sáng để người công nhân không bị lẫn với ánh lửa và đi theo chúng để thoát ra ngoài.
Cầu thang nên sử dụng vật liệu khó cháy như bằng thép có bọc nhựa cứng chống cháy. Sau khi đã thoát ra phải kiểm tra số lượng công nhân để xác định việc cấp cứu nốt người còn bị kẹt.
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho công tác phòng cháy, chữa cháy tại các khu vực nhà xưởng, kho hàng, khu sản xuất công nghiệp…