Những giải pháp làm mát cho nhà xưởng (xưởng dệt may, xưởng cơ khí…) siêu tiết kiệm 25% điện năng

Làm sao để làm mát nhà xưởng đang là vấn đề gây đau đầu của các nhà quản lý. Với hệ thống mái tôn hấp thụ nhiệt cực mạnh nên không khí mùa hè trong nhà xưởng thường rất nóng, rất khó khăn cho công nhân có thể phát huy hết năng suất làm việc.

Cùng tìm hiểu các phương pháp làm mát nhà xưởng qua bài viết này.

I.Phương pháp làm mát cưỡng bức không khí cho nhà xưởng:

Khi nhà xưởng được xây dựng không có cấu trúc thông gió tự nhiên trên mái, không khí trong nhà xưởng không được đối lưu tuần hoàn vì vậy sẽ hấp thụ lượng nhiệt xung quanh lớn.

Để giải quyết vấn đề này chúng ta có thể sử dụng các giải pháp hữu ích sau:

1.Sử dụng quạt hơi nước làm mát công nghiệp hoặc tấm làm mát Cooling Pad

Cải tiến mạnh mẽ các phương pháp trên, hệ thống làm mát sử dụng quạt hơi nước công nghiệp và tấm làm mát Cooling Pad.

Có hai cách làm mát bằng quạt hơi nước làm mát công nghiệp:

– Làm mát áp suất dương sử dụng máy làm mát công nghiệp hơi nước: tấm Cooling pad được đặt trong máy làm mát, máy đặt ngoài trời và hút gió ẩm trong ống gió thổi vào nhà xưởng làm tăng độ, ẩm giảm nhiệt độ.

Để kiểm soát độ ẩm ta đặt thêm quạt hút gió trong nhà hoặc quạt ốp tường công nghiệp

– Làm máy áp suất âm sử dụng tấm làm mát Cooling pad trực tiếp tức là quạt hút sẽ hút không khí trong nhà làm áp suất bên trong thấp hơn bên ngoài, tạo điều kiện để không khí bên ngoài tràn vào bên trong thông qua tấm làm mát cooling Pad đã được tưới nước lên và bay hơi nước, tăng ẩm của dòng không khí nhờ đó giảm nhiệt trong nhà xưởng.

Phương pháp này có thể giảm từ 4 tới 10 độ C tùy điều kiện của môi trường.

Hệ thống làm mát sử dụng quạt hơi nước công nghiệp và tấm làm mát cooling pad không chỉ giúp làm mát tự nhiên không ảnh hưởng nhiều tới độ ẩm không khí mà còn tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí tiêu thụ hơn nhiều so với chi phí lắp đặt và sử dụng điều hòa nên ngày càng được ưa chuộng và sử dung rộng rãi.

  • Thiết kế đa dạng phù hợp nhu cầu chủ đầu tư
  • Tiết kiệm chi phí vận hành bằng 1/3 so với điều hòa
  • Khả năng chống mốc, bụi bẩn cao, thích nghi tốt với môi trường nóng ẩm
  • Giảm nhiệt độ từ 5-12 độ, lọc không khí tốt, tăng độ ẩm
  • Làm mát toàn xưởng và giữ vệ sinh sạch sẽ, chất lượng không khí tốt
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư
  • Công tác thi công lắp đặt được tiến hành một cách dễ dàng
  • Sản xuất được với số lượng lớn, giao hàng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
2. Quạt hút mái nhà hoặc ốp tường công nghiệp

Tiếp tục cải tiến phương pháp trên nếu chỉ nhờ ào gió bên ngoài và đối lưu tự nhiên tăng hiệu suất làm mát nên đáng kể tùy thuộc vào môi trường.

Trong phương pháp này sử dụng quạt thông gió công nghiệp hút trực tiếp để tăng hiệu quả lưu thông không khí làm mát nhà  xưởng.

Phương pháp này làm giảm nhiệt trong xưởng xuống từ 3 độ C đến 5 độ C.

3. Sử dụng quạt thổi gió cục bộ

Đây là phương pháp không làm giảm được nhiệt độ trong nhà xưởng mà chỉ tạo cảm giác mát hơn cho con người do gió kích thích mồ hôi bay hơi qua da. Điều này làm con người thấy mát nhưng thực chất có thể gây khô da và uể oải hơn.

Các loại quạt được sử dụng phổ biến như: quạt đứng công nghiệp, quạt sàn công nghiệp, quạt treo tường công nghiệp

4. Lắp ống gió

Phương pháp đơn giản là lắp ống gió bên trên mái nhà, bên trên gắn mái che mưa tránh nước mưa hắt vào.

Phương pháp này giúp làm giảm nhiệt độ từ 1 độ C đến 3 độ C

II. LÀM MÁT NHÀ XƯỞNG THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN TRÊN MÁI NHÀ:

Những nhà xưởng có cấu trúc thông gió tự nhiên trên mái nhà thường không quá nóng vì không khí bên trong được đối lưu theo sự chênh lệch áp suất. Tận dụng cấu trúc hở mái đón gió của nhà xưởng thì làm lưới B40 mà không làm vách che tôn kín.

Nhiều người cho rằng nhiệt độ ngoài trời nóng hơn nhiệt độ trong phòng nhưng thực tế thì nhiệt độ trong nhà xưởng nóng hơn vì hấp thụ nhiệt ở nhiều nơi như khung nhà thép, nhiệt người, nhiệt máy tỏa ra mà không được đối lưu. Không khí ngoài trời nhờ đối lưu liên tục mà mát hơn.

Cấu trúc nhà xưởng sử dụng phương pháp thông gió tự nhiên này cũng có hiệu quả đáng kể trong việc làm mát nhà xưởng.

III. So sánh làm mát bằng điều hòa không khí với làm mát bằng hơi nước cho nhà xưởng:

-Làm mát bằng hơi nước tiết kiệm tới 70% chi phí đầu tư so với sử dụng điều hòa không khí

– Tiết kiệm tới 80% chi phí điện năng so với dùng điều hòa không khí

– Giảm thiểu chi phí bảo dưỡng

– Áp dụng linh hoạt, dễ dàng

– Không cần cải tạo nhà xưởng

– Không khí giàu oxy, trong lành hơn.

IV. Tính toán thiết kế thi công làm mát nhà xưởng:

Việc tính toán thông gió được xác định trên mục đích, đặc điểm, điều kiện ngành nghề. Tính chọn thiết bị là một khâu quan trọng trong kỹ thuật thông gió để đảm bảo chi phí hợp lý, tránh việc tổn thất năng lượng, đảm bảo độ ồn…để mang lại hiệu suất cao cho dự án

Hiện nay, việc ứng dụng Tấm làm mát cooling pad trong Hệ thống thông gió, làm mát cho:xưởng may, dệt, bao bì, nhựa,.. hoặc các nông trại được đánh giá cao về hiệu quả cũng như tiết kiệm chi phí.

1.. Xác định thể tích và số lần thay đổi không khí trong nhà xưởng.
  • Bước 1.1: Tính thể tích nhà xưởng

Thể tích nhà xưởng (đơn vị: m3) = Dài x  Rộng x Cao (đơn vị:m)

Ví dụ thực tế:  

Thể tích nhà xưởng của chúng ta = Dài x  Rộng x Cao = 50 x 40 x 6.5 = 13000 (m3)

  • Bước 1.2: Xác định số lần trao đổi không khí

Theo kinh nghiệm tính toán và thiết kế hệ thống làm mát thì số lần tuần hoàn (trao đổi) không khí thường từ: 40=>70 lần/h. Con số này có thể tăng hoặc giảm tùy theo loại không gian, môi trường làm việc.

  • Bước 1.3: Tính Thể tích không khí cần trao đổi (thông gió)  trong 1 giờ

Thể tích không khí cần thông gió trong 1 giờ = Số lần trao đổi không khí x Thể tích nhà xưởng

2. Tính chọn thiết bị quạt công nghiệp
  • Số lượng quạt cần trang bị = Thể tích không khí cần trao đổi trong 1 giờ : Lưu lượng  không khí của 1 quạt
  • Để tính được số lượng quạt, thì phải chọn model quạt phù hợp và xác định lưu lượng không khí của quạt.
  • Theo kinh nghiệm của chúng tôi, với nhà xưởng thì loại quạt có lưu lượng gió 35.000 (m3/h), 40.000 (m3/h)  hoặc 45.000 (m3/h) được sử dụng nhiều nhất, bởi kích thước phù hợp và có lợi thế về giá thành so với hiệu suất của nó mang lại.
  • Có thể chọn quạt có khung thép mạ kẽm hoặc composite
3. Tính chọn số lượng tấm làm mát Cooling pad
  • Bước 3.1: Tính tổng diện tấm làm mát cần lắp đặt

Tổng diện tấm làm mát cần lắp đặt  = Thể tích không khí cần trao đổi trong 1 giờ : Vận tốc gió đi qua tấm cooling pad trong 1 giờ

  • Bước 3.2: Tính diện tích 1 tấm làm mát (Chọn theo kích thước sẵn có trên thị trường). Từ đó tính được số lượng tấm làm mát Cooling pad cần.

Theo kinh nghiệm cứ 1m2 màng nước cho phép khôn khí đi qua là 2,3m3/s

4.Xác định lượng nước cấp cho màng và chọn bơm nước.

Cứ 1m2 màng nước Cooling Pad thì cần lưu lượn nước chảy qua là 11 lit/phút

Từ đó ta tính được lượng nước cần cung cấp cho màng Cooling pad và dựa vào Cataloge nhà cung cấp để chọn bơm nước.

V. Quy trình thi công, lắp đặt máy làm mát nhà xưởng:

  • Kết nối nước cấp vào van phao, sử dụng máy bơm cấp nước tuần hoàn cho tâm cooling pad để làm mát như phương pháp nước bốc hơi.
  • Để có kết quả tốt nhất nên cho bơm nước chạy trước cho thấm toàn bộ nước lên tấm Cooling pad thì mới cho quạt chạy lúc này nước đã được làm mát.
  • Kết nối máy: Phải kiểm tra bulong có kết nối chắc chắn vào đáy của giá đỡ hay không, Kiểm tra kết nối giữa máy và ống gió miệng gió có đảm bảo hoạt động hay không.
  • Kết nối hệ thống nước: Kết nối ống nước cấp và xả vào từng máy làm mát và hệ thống dẫn nước. Kết nối ống nước vào trong máy thông qua 1 van chỉnh tay phía trước khi vào máy. Van phao được lắp đặt trong máy phải đảm bảo hoạt động cấp nước bổ sung. Kiểm tra ống nước xả đáy có được kết nối.
  • Điều chinh lượng nước cấp bằng cách điều chỉnh van chặn tay để tránh trường hợp nước cấp vào quá lớn bắn tung tóe vào máy làm mát
  • Sau khi đã chuẩn bị xong từ khâu lắp đặt thi công máy làm mát công nghiệp đến cách vận hành của máy làm mát trong nhà máy kho xưởng là chúng ta có thể đưa máy vào hoạt động bình thường.

VI. Vận hành và sửa chữa Hệ thống làm mát nhà xưởng:

  • Kiểm tra hệ thống máy làm mát và hệ thống nguồn nước vào trước khi hoạt động
  • Kiểm tra miệng gió, kiểm tra điện áp
  • Kiểm tra xem máy khi hoạt động có bị rung không. Có thể do quạt bị lệch tâm hoặc quá trình gia cố dàn thao tác không tốt.
  • Máy làm mát phải lắp theo phương ngang.
  • Ống nước cấp/ xả đã được kết nối vào máy làm mát
  • Kiểm tra nguồn điện (nguồn 3Pha)
  • Kiểm tra bảng điện điều khiển chính xác
  • Dòng điện hoạt động theo thông số ghi trên máy

Hình ảnh nhà xưởng lắp đặt Hệ thống thông gió thực tế:

Cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích qua trang Namphuthai.vn

Hotline: 0934477786

All in one
Scroll to Top