Độ tươi của thực phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ và phương pháp bảo quản chính. Phương pháp bảo quản đông lạnh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, từ những ứng dụng cũng như ưu điểm mà phương pháp này đem lại giúp hạn chế tối đa chi phí hao hụt sản phẩm của người tiêu dùng. Với mỗi dạng sản phẩm đều có phương pháp cấp đông bảo quản khác nhau. Đối với sản phẩm dạng khối được cấp đông bằng tủ đông tiếp xúc trực tiếp, đối với sản phẩm dạng rời chủ yếu là dùng phương pháp cấp đông băng chuyền,
Mỗi phương pháp có một loại tủ đông khác nhau, vận hành cũng có nhiều điểm khác nhau.
Cấp đông bằng tủ đông tiếp xúc
Đối với tủ đông dạng này, trước khi đưa sản phẩm vào cấp đông cần phải chạy tủ trước 20 phút để hạ nhiệt độ tủ xuống nhằm rút ngắn thời gian chạy đông của thực phẩm, từ đó góp pần làm tăng giá trị mặt hàng nhờ đông nhanh.
Sau khi chạy trước 20 phút, bề mặt các tấm lạnh có tuyết bám một lớp mỏng, người ta mở cửa một phía đồng thời nhất nút hay tay gạt để nâng ben lên vị trí tối đa. Sau đó nhấn nút STOP hay gạt cần về vị trí trung gian để dừng bơm dầu nhằm đưa sản phẩm vào dễ dàng.
Thời gian thao tác càng nhanh càng giảm tổn thất nhiệt do mở cửa. Sau khi sản phẩm vào đầy tủ hay hết hàng phải nhấn nút DOWN để hạ giàn.
Khi sản phẩm vào hàng xong chúng ta tiến hành chạy tủ bình thường cùng với chạy máy nén, theo dõi nhiệt độ của tủ hàng giờ. Nếu phải mở cửa châm nước vào khuôn cần phải tiến hành nhanh. Thời gian chạy đông cho mỗi tủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hệ thống thiết bị, kỹ thuật chất tải, kỹ thuật vận hành…
Sau khi sản phẩm đạt yêu cầu đông lạnh, chúng ta tiến hành chạy rút gas. Phải đảm bảo rút gas trong giàn lạnh trước khi mở cửa tủ, nâng ben để lấy sản phẩm ra. Ben phải được nâng từ từ từng tấm từ trên xuống, thời gian lấy hàng hóa ra khỏi tủ cũng cần tiến hành nhanh.
Sau mỗi lần cấp đông sản phẩm, tấm lạnh sẽ bị tuyết bám vì vậy cần phải xả tuyết dàn lạnh. Trước khi xả tuyết dàn lạnh phải đảm bảo hệ thống đã rút hết gas, cần xả ở vị trí nâng dễ thao tác, rửa tủ bằng nước lạnh phun trực tiếp lên bề mặt dàn lạnh.
Việc điều khiển các tấm lạnh nhờ hệ thống ben thủy lực, hệ thống ben này độc lập với hệ thống lạnh.
Cấp đông bằng tủ đông băng chuyền
Đối với phương pháp cấp đông này, là sự kết hợp giữa trao đổi nhiệt tiếp xúc với kim loại và không khí lạnh nên có khả năng trao đổi nhiệt rất lớn. Do đó phương pháp có ưu điểm là tốc độ làm đông nhanh, hoạt động liên tục, có thể tự động hóa quá trình sản xuất.
Thiết bị này thường được sủ dụng cho các sản phẩm dạng rời, có khối lượng và kích thước nhỏ, đều.
Sản phẩm được đặt trên băng chuyền làm bằng thép không rỉ có bề dày rất nhỏ, bên trên có các dàn lạnh thổi không khí lạnh xuống sản phẩm. Bên dưới băng chuyền được làm lạnh bằng chất tải lạnh là CaCl2.
Phương pháp cấp đông này có thể sử dụng các chất tải lạnh khác nhau. Tuy nhiên cần chú ý khi sử dụng chất tải lạnh lỏng thì chi phí lạnh tăng lên đối với hoạt động sản xuất không liên tục.
Ngày nay chất tải lạnh không khí đối lưu cưỡng bức được sử dụng phổ biến hơn. Vận tốc chuyển động của không khí trong tủ trước đây khoảng 4÷6 m/s, tuy nhiên sau khi sử dụng loại băng chuyền siêu tốc thì vận tốc đã tăng lên đáng kể, đạt từ 20÷25 m/s. Từ đó thời gian cấp đông rút ngắn và chất lượng sản phẩm được cải thiện, giảm hao hụt.
Đối với từng loại sản phẩm có kích thước khác nhau thì thời gian làm đông cũng khác nhau. Chúng ta có thể điều chỉnh tốc độ chuyển động của băng chuyền cho phù hợp.
Hoạt động của tủ đông băng chuyền là liên tục, sản phẩm vào một đầu ra một đầu của băng chuyền.
Phương pháp cấp đông này có đặc điểm là nhiệt độ hầu như không đổi trong quá trình cấp đông. Quá trình nạp liệu ổn định do đó hầu như các thông số vận hành đối với tủ là không đổi theo thời gian.
Các phương pháp cấp đông bằng tủ đông trên đều có mặt ưu và nhược điểm riêng của nó, cùng với các sản phẩm khác nhau thì nên chọn lựa phuong pháp cấp đông phù hợp.
Nam Phú Thái chuyên cung cấp tới Quý khách hàng sản phẩm kho lạnh, kho đông, máy đá…chất lượng đảm bảo uy tín nhất.