Chế biến nông sản xuất khẩu- tiềm năng phát triển kinh tế

Chế biến nông sản xuất khẩu- tiềm năng phát triển kinh tế

Sau mỗi vụ mùa thu hoạch thì lượng nông sản thu được là rất lớn, nếu như không có phương pháp bảo quản và chế biến nông sản kịp thời thì rất dễ hư hỏng và thiệt hại. Hiện nay, nguồn nông sản nguyên liệu chưa đáp ứng đủ nhu cầu chế biến xuất khẩu của các nhà. Tuy nhiên, ngành hàng này vẫn đang trên đà tăng trưởng mạnh và tiềm năng phát triển trong thời gian tới là rất lớn.

Chế biến nông sản xuất khẩu- tiềm năng phát triển kinh tế

Tiềm năng phát triển mạnh

Thời gian gần đây các mặt hàng hoa, quả sấy khô có mức tăng trưởng khá mạnh, trong đó các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU rất ưa chuộng trái cây sấy khô của Việt Nam. Một số sản phẩm trái cây sấy khô Việt Nam mang thương hiệu Vinamit, Deltafood đã có mặt ở các siêu thị của Trung Quốc và nhiều nước châu Âu. Tính đến cuối tháng 8/2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam đạt 405 triệu USD, trong đó các nhóm hàng trái cây sấy khô như mít, dứa, chuối và bí ngô thái lát đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu.

Với mặt hàng nông sản của nước ta đa dạng và tình hình xuất khẩu có nhiều thuận lợi, các mặt hàng như trái cây sấy khô, trái cây đóng hộp, khoai lang sấy khô và dưa chuột đóng hộp vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Thiếu nguyên liệu chế biến

Theo xu hướng tăng cao của nhu cầu nông sản chế biến thị trường thế giới, nhiều doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu trong nước đã đặt ra kế hoạch nâng cao công suất chế biến để đáp ứng yêu cầu thị trường, theo đó nhu cầu nông sản nguyên liệu cũng ngày càng lớn tương ứng. Tuy nhiên, nguồn cung nguyên liệu trong nước không đủ để chế biến, trong khi nhu cầu của nhà máy ngày càng cao.

Các doanh nghiệp chế biến trái cây xuất khẩu sẽ liên tục đẩy mạnh thu mua nông sản nguyên liệu với số lượng lớn trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu thị trường, bởi các thị trường Trung Quốc, Châu âu rất ưa chuộng các mặt hàng trái cây sấy khô của Việt Nam. Theo vị này, hạn chế hiện nay của ngành chế biến trái cây xuất khẩu Việt Nam là chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, nên khi vào vụ cao điểm doanh nghiệp thường phải nhập nguyên liệu với giá khá cao.

Phân tích tại sao mít, chuối, khoai môn… là những loại cây dân dã, phổ biến và rất dễ trồng ở Việt Nam nhưng lại thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến, các chuyên gia cho rằng, nguồn nguyên liệu nông sản nước ta tuy rộng lớn nhưng thiếu tập trung, chất lượng không đồng đều nên khó thu gom phục vụ chế biến xuất khẩu. Bên cạnh đó, nước ta cũng thiếu những giống cây có năng suất, chất lượng cao, sản lượng ổn định nên rất khó đưa vào sản xuất lớn. Mặt khác, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân vẫn còn lỏng lẻo, cho nên một lượng lớn nông sản chế biến của các doanh nghiệp vẫn phải mua qua thương lái dù các doanh nghiệp này đã đặt trạm thu mua tại địa phương.

Sản xuất theo phong trào

Chính việc trồng cây ăn trái thiếu định hướng của nông đã dẫn đến vòng lẫn quẩn “được mùa – mất giá, được giá – mất mùa” của trái cây Việt Nam. Nông dân không nắm được thông tin về lượng cung cầu trên thị trường nên cứ thấy loại nào có giá là đua nhau trồng nên đến khi thu hoạch thường hay gặp cảnh đụng chợ rớt giá. Để giải quyết vấn đề này, các vùng trồng cây ăn trái phải được quy hoạch sản xuất theo từng vùng, từng mùa vụ trong năm, đồng thời nông dân phải liên kết chặt chẽ với nhau thành các tổ, nhóm sản xuất và liên kết với doanh nghiệp qua hợp đồng tiêu thụ.

Chế biến nông sản xuất khẩu- tiềm năng phát triển kinh tế 1

Trong quá trình chế biến nông sản để tránh sản phẩm hư hại khi ở nhiệt độ môi trường, sử dụng kho lạnh được ứng dụng rộng rãi hiện nay.  Xem thêm hệ thống kho lạnh cho nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu Nhật Bản, Châu Âu

Bên cạnh đó, bảo quản nông sản sau khi thu hoạch là khâu rất quan trọng để đến được với khâu chế biến. Bà con nên lựa chọn phương pháp bảo quản và chế biến nông sản đúng cách.

Leave a Comment

All in one
Scroll to Top